Sáng 22-9, Ủy ban Khoa học, công nghệ (KHCN) và môi trường của Quốc hội đã nghe giải trình về "Cơ chế tài chính và huy động các nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN". Đây là hai vấn đề được cho là cấp thiết nhất hiện nay để KHCN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên giải trình.
"Lỗi ở tư duy. Chúng ta đã sống trong thời buổi kinh tế thị trường nhưng tư duy quản lý thời bao cấp. Chúng ta vẫn lập kế hoạch, chờ cấp tiền, đến khi có tiền thì có thể đề tài đã lỗi thời, mà KHCN trên thế giới phát triển như vũ bão. Lỗi thứ hai là lỗi cơ chế chính sách chưa khuyến khích giới khoa học và doanh nghiệp đầu tư cho KHCN. Thứ ba là một phần lỗi thuộc về các nhà khoa học vẫn có tâm lý trông chờ nhà nước" - Bộ trưởng Quân thẳng thắn trong phiên giải trình về “Cơ chế tài chính và huy động nguồn lực đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN” tổ chức ngày 22/9.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nhận thức, tư duy về khoa học và công nghệ (KH&CN) trong điều kiện mới; khắc phục sự xói mòn tâm huyết và cống hiến của các nhà khoa học; thay đổi chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN; chú trọng đến sử dụng cán bộ KH&CN và trọng dụng người tài…
Việc sửa đổi Luật Khoa học và công nghệ phải tạo ra bước phát triển mới, đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ với tư cách là quốc sách hàng đầu. Thế nhưng để làm được điều này, điểm trọng tâm cần phải sửa đổi đó là đổi mới cơ chế tài chính trong khoa học. Có tháo gỡ được điểm này thì mới có thể huy động được sự đóng góp của xã hội, huy động được nguồn lực, trí tuệ của các nhà khoa học tham gia phát triển khoa học công nghệ…
Trước khi Luật Khoa học và Công nghệ (KH và CN) sửa đổi được chính thức công bố (dự kiến cuối năm 2012) đã có rất nhiều hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo luật này.
Bộ trưởng Bộ KH - CN Nguyễn Quân thẳng thắng nhìn nhận tại buổi tọa đàm “Đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động KH - CN” do Truyền hình Thông tấn xã phối hợp với Bộ KH - CN tổ chức ngày 29/8, tại Hà Nội.
Trong chiến lược phát triển của đất nước, khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được Đảng và Nhà nước xác định là nền tảng và động lực then chốt của sự phát triển. Và hiện trong tổng chi Ngân sách Nhà nước, mức đầu tư cho KH&CN là 2%, tương đương 13 nghìn tỉ đồng. Vậy, mức kinh phí này đã đáp ứng nhu cầu thực tế hay chưa? Đâu là những khó khăn của ngành KH&CN hiện nay? Nguyên nhân và những giải pháp tháo gỡ?
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyêt Khung ma trận chính sách năm 2012 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) với 3 trụ cột: Thích ứng; giảm thiểu; chính sách biến đổi khí hậu và liên ngành và Khung thể chế.
Nguồn lực KH-CN là một trong những yếu tố quan trọng, có tính quyết định đến hoạt động KH-CN, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên nguồn lực này đang đứng trước những thách thức lớn: sự mai một đội ngũ cán bộ có trình độ cao và chuyên sâu; sự hụt hẫng lực lượng cán bộ khoa học trẻ; tình trạng “chảy máu chất xám”… cần có những quyết sách kịp thời, hợp lý để giải quyết….
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định về việc phê duyệt Danh sách thành viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia (nhiệm kỳ 2012 – 2016). Theo đó, Danh sách trên gồm 31 thành viên. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Phong làm Chủ tịch Hội đồng này.
Hoạt động KHCN của nước ta trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc; nhiều chính sách mới góp phần nâng cao vị thế KHCN nước nhà. Tuy nhiên, để KHCN là động lực then chốt phát triển đất nước thì phải tháo gỡ nút thắt về cơ chế tài chính, phải coi việc đổi mới cơ chế tài chính là khâu đột phá. Đó là ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học khi đóng góp ý kiến về Luật KH-CN (sửa đổi), dự kiến sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới đây.
Đây là ý kiến nhận được nhiều ủng hộ từ các nhà khoa học trong và ngoài nước tại hội thảo Trí thức trẻ tham gia phát triển công nghệ cao (CNC) vừa qua tại TP. HCM trong bối cảnh TP. HCM nói riêng và cả nước xác định CNC là lĩnh vực đang được ưu tiên phát triển và từng bước trở thành hạt nhân cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.