Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 9/12 khi nói về chính sách thu hút nhân tài KH&CN, đặc biệt là những nhà khoa học, cán bộ ở nước ngoài trở về nước làm việc.
Mô hình, cơ chế, chính sách mới sẽ tạo ra những “ốc đảo” nghiên cứu cho nhà khoa học với môi trường làm việc thuận lợi không khác xa với nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” ngày 9/12.
Việc đối chiếu với các mô hình của Mỹ và Singapore giúp chúng ta có cái nhìn rộng hơn để đánh giá đúng những giới hạn trong chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia của Việt Nam.
Tình trạng yếu kém của nền khoa học và công nghệ nước nhà là vấn đề ai cũng thấy và gây nhiều bức xúc. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, dự thảo luật Khoa học và công nghệ đã được đưa ra bàn thảo sửa đổi, trước đó giới khoa học cũng đã tổ chức nhiều diễn đàn để đưa ra các giải pháp khắc phục.
Đánh giá nguyên nhân nghiên cứu khoa học của Việt Nam kém phát triển dù mức đầu tư của ngân sách không nhỏ, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải xem lại chính sách tạo động lực cho các nhà khoa học.
Hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.
Nhiều năm qua, mỗi năm nhà nước chi 2% ngân sách (khoảng 13.000 tỉ đồng) cho nghiên cứu khoa học - tỷ lệ này không thấp so với một số quốc gia có nền khoa học phát triển. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nghiên cứu khoa học của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư đó.
Ngày 5-12, tại phiên thảo luận hội trường kỳ họp thứ 7 HĐND TPHCM (khóa VIII), các đại biểu (ĐB) tập trung mổ xẻ nhiều vấn đề: 29 chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) UBND TPHCM đề ra thực hiện năm 2013; đề án nâng cao chất lượng hoạt động HĐND TP; thực tế việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) tại TPHCM.
Trong những năm gần trở lại đây, Chính phủ liên tiếp ban hành nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực công nghệ cao (CNC), điều đó đã chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về việc ưu tiên phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam. Tuy nhiên để CNC thực sự đi vào cuộc sống và trở thành động lực phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa còn nhiều ghập ghềnh, chông gai bởi những “nút thắt” chưa được tháo gỡ.
Năm 2012, lần đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trao giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam tặng các tập thể và cá nhân có những sản phẩm khoa học, công nghệ hữu ích vì sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Tuy nhiên, để khoa học, công nghệ thật sự là điểm tựa cho nông nghiệp phát triển bền vững, cần sự đổi mới căn bản về cơ chế quản lý, cũng như những chính sách đồng bộ.
Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) đã tiếp tục được khẳng định là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển KH&CN. Đây là điều kiện và thời cơ rất thuận lợi cho KH&CN phát triển. Tuy nhiên, cần có những cơ chế, chính sách để cụ thể hóa và quán triệt nội dung của Nghị quyết.
Trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, đặc biệt là sử dụng nhân tài trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển đất nước. Và để có đội ngũ cán bộ KHCN hùng hậu kế cận, cần có chính sách đồng bộ từ đào tạo đến trọng dụng và đãi ngộ.