Mười năm là khoảng thời gian không dài đối với một Chiến lược phát triển mang tầm quốc gia. Nhất là khi đã bước qua năm 2013, tức là chỉ còn 7 năm để hiện thực hóa tất cả những mục tiêu mà Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã đề ra. Tuy nhiên, vấn đề xã hội hóa đầu tư cho KH-CN vẫn gặp khó do vướng rào cản từ cơ chế chính sách.
Đây sẽ là nội dung chính của Hội nghị tham vấn góp ý dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi) và dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành diễn ra ngày 5/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ ý kiến về dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi), ĐBQH, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Nam Định Hoàng Thị Tố Nga cho rằng chính sách của Nhà nước để huy động đầu tư khu vực ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ…là yếu tố hết sức quan trọng phát triển khoa học công nghệ.
Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã thể hiện rõ vị trí, vai trò của các tổ chức khoa học công nghệ, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích và huy động nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, trong đó, có những chính sách mang tính đột phá so với Luật hiện hành.
ĐBQH, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu Huỳnh Minh Hoàng đã khẳng định như vậy khi đóng góp ý kiến cho dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng cho rằng, nhân lực KH&CN và tài chính cho KH&CN là hai nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển KH&CN nói riêng và KT- XH nói chung của đất nước.
Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) do ủy viên UBTVQH, chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày.
Trong chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (KH và CN) sẽ được các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến và xem xét thông qua. Ba nội dung chính đổi mới căn bản trong chính sách của Ðảng và Nhà nước về KH và CN, được thể hiện trong Dự thảo Luật KH và CN đó là chính sách đầu tư cho KH và CN; cơ chế tài chính, cơ chế tổ chức hoạt động KH và CN; phát triển nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài KH và CN.
Cách đây tròn 50 năm, ngày 18.5.1963 tại Đại hội lần thứ Nhất của Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”.
So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản thì ở Việt Nam với mức chi 2% tổng chi ngân sách quốc gia cho KH&CN tương đương với khoảng 700 triệu USD được xem là con số khá khiêm tốn. Nhưng đối với Việt Nam thì con số đó đã thể hiện sự quan tâm lớn của nhà nước đối với KH&CN.
Nhằm góp phần đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, tập hợp các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về KH&CN, Báo điện tử Đại biểu nhân dân phối hợp với Trung tâm NC&PT truyền thông KH&CN, Bộ KH&CN tổ chức giao lưu trực tuyến với bạn đọc về chủ đề “Đổi mới cơ chế chính sách - đột phá phát triển KH&CN”.
Với cương vị vừa là một giảng viên lại tham gia công tác nghiên cứu, ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc ĐHQG Hà Nội chia sẻ, hiện nay Việt Nam đã có chính sách thu hút nhân tài cho ngành KH&CN nhưng nó chưa đủ hấp dẫn để thu hút và giữ chân nhiều người tài.
Luật KH&CN sửa đổi lần này sẽ đề cập đến 5 vấn đề mới mang tính đột phá cho hoạt động KH&CN, đó là đổi mới về phương thức đầu tư cho KH&CN; đổi mới phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài, dự án; đổi mới cơ chế tài chính; đổi mới chính sách đãi ngộ cho cán bộ KH&CN và đổi mới nhằm tạo nên môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.