Đây là nội dung chính của Phiên 1 Hội thảo “cơ chế chính sách và tài chính trong Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo nằm trong khuôn khổ của Hội nghị khoa học “đổi mới về cơ chế chính sách KH&CN và truyền thông KH&CN” diễn ra tại Đà Nẵng chiều 8/5.
Nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu xã hội, từ năm 2012 đến nay, PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(Mã số KX.01.04/11-15)
Đề tài vừa nghiệm thu và được hội đồng đánh giá cao
Từ tháng 01/01/2012 đến nay, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công thương do PGS.TS. Lê Danh Vĩnh đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Luận cứ khoa học cho xây dựng chính sách xuất nhập khẩu bền vững của Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020” (Mã số KX.01.01/11-15). Qua 2 năm nghiên cứu, đề tài đã đạt được nhiều kết quả khả quan
Công tác chuyển giao công nghệ (CGCN) trong thời gian qua tuy đánh giá là chưa thực sự đáp ứng nhu cầu nhưng công tác này đã đạt được một số kết quả nhất định. CGCN được đánh giá là con đường ngắn nhất để đổi mới công nghệ. Đây là nhận định của ông Đỗ Hoài Nam – Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ KH&CN
Ngày 25/04 tại Hà Nội, Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia (Hội đồng) đã tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ IV bàn về kết quả thực hiện, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và tình hình phát triển các doanh nghiệp KH&CN.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là mảnh đất rất phù hợp cho việc phát triển cây mè. Cây mè không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSCL
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường công tác quản lý nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoa học công nghệ (KHCN); hệ thống chính sách pháp luật về KHCN đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Trong đó, Luật KHCN 2013 với những nội dung mới đã tạo tiền đề quan trọng, từng bước đưa KHCN trở thành động lực then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) là giải pháp quan trọng gắn khoa học với thực tiễn, góp phần giải quyết tình trạng nhiều đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu nhưng thiếu tính ứng dụng. Đây cũng là nội dung được đề cập tới trong Luật KHCN 2013.
Công tác giám sát sẽ tập trung vào việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về những nội dung đổi mới của Luật Khoa học và công nghệ. Trọng tâm là cơ chế tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tổ chức và nhân lực, cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ và vấn đề phát triển thị trường, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cũng sẽ được quan tâm.
Trong khó khăn nông nghiệp Việt Nam vẫn phát triển. Đó là điều vô cùng đặc biệt. Vì vậy, cần nghiên cứu quy luật phát triển kinh tế xem tại sao trong lúc khó khăn, nông nghiệp vẫn vươn lên. Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đã nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai thi hành Luật KHCN, GIÁM ĐỐC (GĐ) CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG TRUNG ƯƠNG (VINASEED) TRẦN KIM LIÊN cho rằng, Luật KHCN liên quan nhiều lĩnh vực như chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, chuyển nhượng tài sản sở hữu trí tuệ… Trong đó, các quy định về tài chính khi sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước chưa được đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường là khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp...
Đây là một trong những điểm mới của Luật KHCN 2013 nhằm góp phần tăng tính tự chủ, giúp giảm tải thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.