Trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, tiêu chuẩn đóng vai trò thúc đẩy mọi hoạt động, lĩnh vực trong nền kinh tế. Tiêu chuẩn quốc gia luôn đồng hành, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế làm cho mọi hoạt động giao thương, chứng nhận, công nhận được thuận lợi, dễ dàng. Hiện nay, Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia khá đầy đủ, tương đương chuẩn mực trong khu vực. Điều này mang lại nhiều lợi ích, là chìa khóa để Việt Nam hội nhập quốc tế.
Bài 1: Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ
Tiêu chuẩn được coi là xương sống của xã hội, đảm bảo sự an toàn và chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và cải thiện môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã chú trọng phát tiển tiêu chuẩn hóa như là một trong những hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế và hội nhập với quốc tế và khu vực.
Ngày 17/8 tới, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức tọa đàm với chủ đề Hướng đến Năng suất 6.0 bằng sản xuất thông minh (Productivity 6.0- Forging ahead with Smart Manufacturing).
Sáng 9/7, lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Viện Năng suất Việt Nam (VNPI) và Trường Đại học Ngoại thương (FTU) đã chính thức diễn ra tại trường Đại học Ngoại Thương.
Đây là nội dung tại Quyết định 1383/QĐ-BKHCN về đính chính QCVN 19:2019/BKHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và tương thích điện từ đối với sản phẩm chiếu sáng bằng công nghệ LED được Bộ Khoa học và công nghệ ban hành mới đây.
Kể từ năm 2020, bên cạnh chứng nhận VIETG.A.P., nông dân có thể chọn chứng nhận LOCALG.A.P. như một đảm bảo cho nông sản an toàn. Thông qua công cụ này, năng lực sản xuất của nông dân Việt sẽ được nâng cấp, cũng như nông sản Việt Nam sẽ được cấp “thị thực” ra nước ngoài.
Sau gần 10 năm triển khai Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Chương trình 712) đã có những đóng góp cụ thể trong việc thúc đẩy năng cao năng suất lao động và hỗ trợ danh nghiệp trong tiến trình chuẩn bị năng lực phục vụ hội nhập.
Ngày 8/6/2020, Hội nghị Ban chấp hành (GBM) Tổ chức Năng suất châu Á (APO) lần thứ 62 đã được tổ chức với sự tham gia của Tổng thư ký APO, Ban thư ký APO và đại diện 20 nền kinh tế thành viên.
Tiếp theo thành công của cuộc họp lần thứ hai của Ban chỉ đạo được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25-26/02/2020, Tổ chức năng suất Châu Á (APO) đã tiến hành cuộc họp lần thứ hai của Nhóm chuyên gia kỹ thuật tại Tokyo để xây dựng các nội dung theo các định hướng đã được Ban chỉ đạo thống nhất để trình Ban chấp hành APO phê duyệt trong tháng 4 năm 2020.
Ngày 27/2 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị trù bị thúc đẩy hợp tác giữa Tổ chức Năng suất châu Á (APO) và ASEAN với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng; Tổng thư ký APO, Ngài AKP Mochtan; Chủ tịch APO, Ngài Phanit Laosirirat và đại diện của Việt Nam tại các Ủy ban chuyên ngành ASEAN.
APO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong hoạt động nâng cao năng suất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như các giải pháp thúc đẩy năng suất trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế trong thời gian tới.