Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ năm, 21/11/2024 , 08:07 pm
Cập nhật : 08/09/2020 , 16:09(GMT +7)
Tiêu chuẩn hóa hội nhập quốc tế
Tiêu chuẩn mang lại nhiều lợi ích
Bài 1: Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ Tiêu chuẩn được coi là xương sống của xã hội, đảm bảo sự an toàn và chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và cải thiện môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã chú trọng phát tiển tiêu chuẩn hóa như là một trong những hạ tầng quan trọng để phát triển kinh tế và hội nhập với quốc tế và khu vực.

Lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý, dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tiêu chuẩn hóa là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặ lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. 

Tiêu chuẩn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước. Tiêu chuẩn là công cụ chiến lược và định hướng để giúp các doanh nghiệp giải quyết một số thách thức đòi hỏi khắt khe nhất của hoạt động kinh doanh hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp, tiêu chuẩn mang lại nhiều lợi ích gồm: Cắt giảm chi phí thông qua việc cải thiện hệ thống và các quá trình, tăng khả năng cạnh tranh; tăng sự hài lòng của khách hàng thông qua cải thiện an toàn, chất lượng và quá trình; tiếp cận thị trường mới, thông qua việc đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ; giảm tác động của doanh nghiệp lên môi trường

Đối với người tiêu dùng, tiêu chuẩn mang lại lợi ích: Nâng cao chất lượng cuộc sống; mang lại những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng, tin tưởng về mức độ an toàn, đáng tin cậy. Ví dụ tiêu chuẩn về chất lượng không khí, nước và đất, về phát thải khí và bức xạ, môi trường của sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của người dân. Cùng với đó, tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng thực phẩm giúp bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các vấn đề như giá trị dinh dưỡng, sức khỏe, ghi nhãn, vệ sinh, giới hạn các chất phụ gia, chất gây ô nhiễm…

Hỗ trợ xã hội phát triển

Hoạt động tiêu chuẩn hóa có lịch sử hơn 5000 năm và nó luôn đồng hành, hỗ trợ cho sự phát triển của xã hội, từ chỗ phát triển tự phát đến phát triển có tổ chức, với sự ra đời của hàng trăm tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, quốc gia và với sự tham gia của  hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới. Như tại Anh, lợi ích kinh tế do tiêu chuẩn tạo ra mang lại tăng trưởng hang năm 8,2 tỷ USD trong GDP. Trong khi tại Canada, việc sử dụng các tiêu chuẩn tạo ra hơn 91 tỷ USD vào nền kinh tế từ năm 1981. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tiêu chuẩn Pháp (AFNO), các công ty tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa có doanh thu hàng năm tăng thêm 20%. 

Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn làm cơ sở hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng

Tiêu chuẩn Việt Nam đầu tiên được ban hành vào năm 1963 kể từ khi nước ta chủ trương đổi mới nền kinh tế. Hoạt động tiêu chuẩn hóa của Việt Nam là một trong những lĩnh vực luôn đi đầu và tham gia tích cực trong hoạt động hội nhập với quốc tế và khu vực. 

Hiện tại, Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia khá đầy đủ, hài hòa với chuẩn mực quốc tế, khu vực, làm cơ sở hoạt động nâng cao năng suất và chất lượng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn mới. 

Trong Chương trình Năng suất chất lượng được triển khai từ năm 2011 đến nay, việc xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam trên cơ sở chấp nhận và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đã trở thành chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong quá trình xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam. Hàng năm, với tỉ lệ hài hòa tiêu chuẩn quốc tế và khu vực chiếm trên 90%.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho biết, ngày nay đặt trong bối cảnh mới đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển kinh tế xã hội, cùng với đó là hội nhập quốc tế sâu rộng, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và hệ thống các tổ chức tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên cả nước đã đóng góp vai trò quan trọng. Thứ nhất là, đảm bảo công bằng trong giao dịch thương mại của xã hội. Thứ hai là cung cấp, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp để nắm bắt các yêu cầu cũng như chuẩn mực của chất lượng đối với thị trường trong nước và quốc tế. Thứ ba là áp dụng các hệ thống cũng như các công cụ quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Thứ tư là vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại. 

Như vậy, để đáp ứng yêu cầu cao hơn, công tác xây dựng tiêu chuẩn của Việt Nam phải thay đổi để thích ứng trong thời kỳ mới.

Bài, ảnh: Lê Hà

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner