Từ ngày 13-17/12, tại Hà Nội, Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức Khoá đào tạo Vùng về “Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các chương trình điện hạt nhân mới và mở rộng”.
Ngày 8/12, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Lê Đình Tiến đã có buổi tiếp và làm việc với ngài Glyn Davies, Đại sứ của Hoa Kỳ tại Cơ quan Năng lượng nguyển tử quốc tế (IAEA).
Đây là một trong những nội dung được thảo luận tại buổi làm việc của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH - CN) với Chủ tịch Công ty tư vấn về hạt nhân NucAdvisor của Pháp, ngày 08/12.
Với các cuộc gặp gỡ và ký kết các văn bản hợp tác giữa các nhà lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nga và Nhật Bản ở Hà Nội, sự nghiệp phát triển nền công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới mang tính quyết định.
Ngày 30/11/2010, tại Hà Nội, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng xác định địa phương xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hạt nhân”.
Lần đầu tiên 7 loại thuốc phóng xạ sản xuất tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký và được phép lưu hành tại Việt Nam.Đây là một trong rất nhiều thành công của Viện khi ứng dụng kỹ thuật hạt nhân vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết thanh tra về (ATBXHN) năm 2010 cho thấy, gần 30% trong tổng số 1.577 cơ sở được thanh tra trên toàn quốc vi phạm quy định báo cáo định kỳ hàng năm về thực trạng an toàn bức xạ với cơ quan quản lý. Đặc biệt, nhiều địa phương như Bắc Cạn, Lai Châu, Trà Vinh, Hà Nội vi phạm này là xấp xỉ 100%.
Theo các nhà nghiên cứu, nhu cầu năng lượng thế giới từ nay đến trước năm 2030 sẽ phải tăng ít nhất 40% và việc cân bằng nhu cầu này với cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu đang là vấn đề nan giải. Việc quay trở lại với các chương trình phát triển điện hạt nhân đang là xu hướng được nhiều nước chấp nhận. Tuy nhiên, bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng hạt nhân (NLHN) là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia.
Trong cuộc hội đàm song phương sáng nay tại Hà Nội (31/10), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo với Thủ tướng Naoto Kan việc Việt Nam quyết định chọn Nhật Bản làm đối tác hợp tác trong phát triển ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam.
Việt Nam và LB Nga hôm nay (31/10) vừa ký 14 văn kiện, thỏa thuận hợp tác, trong đó có thỏa thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hợp tác năng lượng..., trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống LB Dmitry Medvedev.