Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Năng lượng nguyên tử Thứ bảy, 23/11/2024 , 06:15 am
Cập nhật : 30/12/2010 , 17:12(GMT +7)
Sự hồi sinh của điện hạt nhân
Một trong 234 những nhà máy điện hạt nhân của Ấn Độ (Nguồn:southasiarev.wordpress.com/)
Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, các lo ngại về sự biến đổi khí hậu và sự phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch từ nước khác đang làm tăng nhu cầu điện hạt nhân.

Kỳ 1: Khởi động các dự án hạt nhân

Kể từ năm 2001 đã có nhiều người nói về một sự "phục hưng" điện hạt nhân sắp xảy ra sau một thời gian dài “ngủ quên” bởi chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân thời đó quá cao, trong khi khí đốt tự nhiên lại rẻ. Ngày nay năng lượng hạt nhân quay trở lại trong các chương trình nghị sự của nhiều quốc giam trên thế giới, ..

Trên thế giới hiện nay đã có 60 lò phản ứng đang được xây dựng, 150 lò khác trong 10 năm tới, và hơn 200 lò nữa đang được chuẩn bị. Ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu rõ ràng là đang tiến về phía trước. .

Hiệp hội hạt nhân thế giới dự đoán công suất phát điện hạt nhân trên thế giới có thể tăng từ 373 GWe ngày hôm nay,  có thể lên đến từ 1.130 GWe – 3.500 GWe vào năm 2060. Dự đoán đến 210 l có thể là 11.000 GWe.  

Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch tăng công suất phát điện hạt nhân lên khoảng 70-80 GWe và có thể nhiều hơn vào năm 2020. Hiện nay nước này đã hoàn thành và bắt đầu hoạt động 10 nhà máy điện hạt nhân và khoảng 30 lò phản ứng đang xây dựng và 51 lò khác được lên kế hoạch, sẽ khởi công xây dựng trong thời gian tới.

Mục tiêu của Ấn Độ là xây dựng 20-30 lò phản ứng mới đến năm 2020 như một phần của chính sách năng lượng quốc gia. .Nga cũng có kế hoạch tăng gấp đôi công suất điện hạt nhân của mình lên 43 GWe vào năm 2020 theo xu hướng sử dụng lò phản ứng nước nhẹ đẳng cấp thế giới của mình.

Tại Châu Âu, Phần Lan đang mở rộng hạm đội nhà máy điện hạt nhân của mình với lò EPR 1650 MWe của Areva, và Pháp với 40 lò để thay thế tất cả các lò của Pháp hiện nay. Italy đã quyết định làm sống lại chương trình hạt nhân đã bị hủy bỏ từ lâu của mình, và đã đầu tư vào các lò phản ứng tại Slovakia và Pháp.

Một số quốc gia khác đang xem xét phát triển chương trình hạt nhân, trong đó có Ba Lan với Estonia và Latvia, những nước đang thiết lập một dự án hợp tác chung với nhà sản xuất điện hạt nhân Lithuania.

Ở Bắc Mỹ, Chính quyền Ontario (Canada) đã quyết định khởi động lại bốn lò phản ứng - thêm 25 năm hoạt động nữa. Tại Hoa Kỳ, đã có 17 đơn xin cấp phép gửi tới Uỷ ban pháp quy hạt nhân (NRC) xin xây dựng và hoạt động cho khoảng 25 lò phản ứng hạt nhân mới. Trong 15 năm qua, những thay đổi đã làm tăng việc sử dụng các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ, với sản lượng tăng tương ứng lên đến 19 nhà máy 1000 MW mới được xây dựng.

Với Châu Á, Nhật Bản có kế hoạch cho 15 lò và Hàn Quốc là 12 lò phản ứng mới. Cả hai nước cũng tham gia vào nghiên cứu các thiết kế lò tương lai. Ả rập đang lên kế hoạch xây dựng 4 lò 1450 MWe của Hàn Quốc với chi phí trên 20 tỷ USD và đang phối hợp chặt chẽ với IAEA và các hãng quốc tế có kinh nghiệm. Tại Đông Nam Á, Việt Nam có kế hoạch vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào khoảng năm 2020 với sự giúp đỡ của Nga và nhà máy thứ 2 với Nhật; Indonesia, Thái Lan và Philipin cũng đang xây dựng chương trình điện hạt nhân quốc gia. Bangladesh đã chấp thuận đề xuất của Nga hỗ trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.

Nam Phi cũng đang tiến hành nghiên cứu tiền khả thi cho việc tăng thêm các lò phản ứng hạt nhân. Nigeria đã nhận sự hỗ trợ của IAEA để lên kế hoạch cho 2 lò 1000 MWe.

Một báo cáo của của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tháng 9/2010 về Tình hình quốc tế và triển vọng của điện hạt nhân nói rằng có 27 quốc gia chưa có điện hạt nhân nhưng đang lập kế hoạch xây dựng các lò phản ứng: 14 nước "thể hiện một ý định mạnh mẽ để tiến hành" việc đưa điện hạt nhân vào; 7 nước đang chuẩn bị nhưng chưa có quyết định cuối cùng, 10 nước đã có quyết định và đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng, 2 nước đã đặt một nhà máy điện hạt nhân mới và 1 nước có một nhà máy đang được xây dựng, theo đánh giá của IAEA.

P.L (Theo WNA)

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner