Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) và Cục Tài nguyên và năng lượng Nhật Bản đã trao đổi về chính sách năng lượng mới của Chính phủ Nhật Bản và tình hình triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2 tại buổi làm việc mới đây tại Hà Nội.
Ngày 6/5, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân.
Theo tin từ Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Chính phủ Nga đã đồng ý cung cấp học bổng đại học cho 70 sinh viên Việt Nam đang theo học các khóa học thuộc ngành năng lượng nguyên tử trong năm 2014. Tuy nhiên, có một cam kết là các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ phải làm việc trong nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại tỉnh Ninh Thuận, dưới sự kiểm soát của công ty điện lực Việt Nam EVN.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Nguyễn Quân trước nhưng những lo lắng của UBND tỉnh Lâm Đồng về địa điểm được Bộ KHCN đề xuất phương án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân mới tại Đà Lạt.
Lò phản ứng nghiên cứu mới tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hạt nhân tại Đà Lạt sẽ đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân và các hoạt động nghiên cứu ứng…
Theo đúng kế hoạch, Việt Nam dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên công suất 2.000 MW, dự kiến vận hành vào năm 2020, cần ít nhất khoảng 2.000 người có trình độ đại học. Đó la chưa kể nguồn nhân lực này phải được chuẩn bị trước đó từ 10-15 năm. Hơn lúc nào hết, ngành năng lượng nguyên tử đang ở trong trạng thái “khát” nhân lực.
Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 3 đã khai mạc vào tối 24/3 tại La Haye, Hà Lan với sự tham dự của 53 quốc gia và 5 tổ chức quốc tế, trong đó có gần 40 lãnh đạo cấp cao, bao gồm nguyên thủ các cường quốc hạt nhân thế giới.
Ngày 20/3/2014 vừa tròn 30 năm kể từ ngày khánh thành Công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, là dịp để chúng ta cùng nhìn lại những thành tựu của Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành và khai thác lò phản ứng đầu tiên và duy nhất này của Việt Nam.
Thời gian tới, 20% nhu cầu điện năng của Việt Nam sẽ do các nhà máy điện hạt nhân cung cấp. Kế hoạch này được chuyên gia quốc tế cho là có tham vọng nhưng "không quá sức".
Sáng nay, 19-3, tại Đà Lạt, Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử - Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức hội thảo chuyên đề “Thiết kế, vận hành và ứng dụng lò phản ứng nghiên cứu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia trên lĩnh vực năng lượng hạt nhân trong và ngoài nước.
Tối 18/3, trong khuôn khổ cuộc Gặp mặt Hữu nghị Việt-Nga tổ chức tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), sáu nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, nghiên cứu hạt nhân của Việt Nam đã được Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) trao tặng Kỷ niệm chương ngành công nghệ hạt nhân.