Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đối với người làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Mới đây, tại Ninh Thuận, Viện NLNT Việt Nam, Cục NLNT, Bộ KH&CN phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo đánh giá, tìm giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền phục vụ phát triển điện hạt nhân ở Ninh Thuận.
Từ 24 – 28/8/2014 tới tại Vancouver, Canada, Hội hạt nhân Canada (CNS) phối hợp với Hiệp hội hạt nhân Canada (CAN) sẽ tổ chức Hội nghị Hạt nhân Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 19 (19th Pacific Basin Nuclear Conference - PNBC-19).
Sáng nay (14/8), tại Hà Nội, một Cục An toàn bức xạ hạt nhân (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Công ty Lightbridge (Hoa Kỳ) đã kí kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác toàn diện trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân vì mục đích hoà bình.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 299/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp lần thứ 6 Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Giáo sư Jan Blomgren, Giám đốc Viện Đào tạo chuyên gia hạt nhân INBEx, Thụy Điển đã có những góp ý về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực – đặc biệt là Chương trình đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân (NEST)
do TS. Trần Chí Thành - Viện trưởng, TS. Nguyễn Hào Quang – Phó Viện trưởng (Viện NLNTVN) và Giáo sư Đinh Trúc Nam (Trường Đại học Quốc gia Bang Bắc Carolina, Hoa Kỳ) soạn thảo.
Ngày 23/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo.
Hiện nay chương trình NEST (Chương trình đào tạo chuyên gia điện hạt nhân) đang thiên về đào tạo nhân lực phục vụ các hoạt động nghiên cứu, học thuật, tập trung chính vào đào tạo tiến sĩ với các ứng viên còn khá trẻ. Tuy nhiên, Việt Nam cần một cách tiếp cận khác có tính toàn diện hơn để có thể kịp thời đáp ứng những đòi hỏi cấp bách về nhân lực cho ngành công nghiệp hạt nhân trong điều kiện thời gian hạn chế.
Việt Nam có một chính sách nhất quán về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) vì mục đích hoà bình trong đó quan tâm đến vấn đề đảm bảo an ninh hạt nhân phù hợp với cơ chế quốc tế. Vấn đề này càng đặc biệt quan trọng khi Việt Nam quyết định chủ trương phát triển điện hạt nhân và đang chuẩn bị dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên đầu tiên.
Theo IAEA, ngày nay việc xây dựng một trung tâm nghiên cứu hạt nhân mới với lò phản ứng công suất 15-20 MW không trực tiếp phục vụ cho chương trình phát triển điện hạt nhân. Vì vậy việc chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng về việc có nên triển khai dự án xây dựng lò phản ứng nghiên cứu mới 15-20 MW không? Chọn đối tác ra sao, và đặt ở đâu để phát huy hết khả năng của nó.
Phòng trưng bày điện hạt nhân được đặt tại tầng 1, tòa nhà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), số 11 Cửa Bắc, Hà Nội. Lễ khai trương được tổ chức chiều 4/6, tại Hà Nội do EVN và Công ty Phát triển năng lượng nguyên tử quốc tế Nhật Bản (JINED) phối hiện triển khai.