Sáng 13/6, tại Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng đồng vị phóng xạ trong nghiên cứu và phát triển bền vững môi trường”. Tham dự Hội thảo có các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đến từ một số viện, trường.
Cấu phần chính của Trung tâm Khoa học & Công nghệ Hạt nhân (CNEST) sẽ được xây dựng ở tỉnh Đồng Nai, thay vì thành phố Đà Lạt như kế hoạch trước đây, lãnh đạo Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết.
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM), Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (ROSATOM), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử (ICONE) đã tổ chức Ngày hội hạt nhân và khoa học 2017.
Vừa qua, Viện Nghiên cứu hạt nhân (NCHN) phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế và Viện Công nghệ hạt nhân Thái Lan (TINT) đã tổ chức Khóa huấn luyện về vật lý hạt nhân và ứng dụng nơtrôn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhận lời mời của Tổ chức Tư vấn quốc tế IB Consultancy, từ ngày 21-23/3/2017, đoàn công tác liên ngành của Việt Nam do PGS. TS. Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) dẫn đầu đã tham dự Hội nghị các nguy cơ bất thường khu vực châu Á được tổ chức tại Singapore.
Trên thế giới, có một xu thế đáng chú ý là các cường quốc về năng lượng hạt nhân cũng là những nơi tập trung nhiều lò phản ứng nghiên cứu nhất. Hiện Liên bang Nga đang là quốc gia dẫn đầu về số lượng lò nghiên cứu với 63 lò, bao gồm cả tổ hợp tới hạn; tiếp theo là Hoa Kỳ 42, Trung Quốc 17, Pháp 10, Nhật Bản 8 và Đức 8.
Đây là lần đầu tiên công trình nghiên cứu trong lĩnh vực hạt nhân thực hiện tại Việt Nam do các tác giả là người Việt Nam được công bố trên tạp chí quốc tế uy tín của lĩnh vực Vật lý. Bài báo có ý nghĩa đặc biệt đối với nghiên cứu vật lý hạt nhân ở Việt Nam và là niềm tự hào cho khoa học cơ bản Việt Nam.
Đầu tư cho một dự án như Trung tâm KH&CN hạt nhân (CNEST) là đầu tư dài hạn và có tầm nhìn trên 50 năm, tương đương với vòng đời của lò phản ứng nghiên cứu đa năng theo công nghệ VVR do Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Nga (ROSATOM) cung cấp. Do đó, nếu dự án được chính thức thông qua, việc khai thác hiệu quả lò phản ứng nghiên cứu sẽ là nhiệm vụ số một của ngành NLNTVN.
Nhằm thúc đẩy các ứng dụng năng lượng nguyên tử của Việt Nam trong thời gian tới, ngày 16/02/2016, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN).
Ngày 10/1, tạp chí Physical Review Letters chính thức công bố bài báo tiêu đề “Simultaneous microscopic description of nuclear level densities and radiative strength functions” của nhóm tác giả gồm hoàn toàn người Việt Nam, trong đó 2/3 đang làm nghiên cứu trong nước.
Nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hạt nhân (Dự án Trung tâm CNEST). Ngày 10/2/2017 tại Hà Nội, Bộ KH&CN phối hợp với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) tổ chức Hội thảo “Trung tâm KH&CN hạt nhân: Các khía cạnh kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật”
Đó là trọng tâm của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vinatom) trong năm 2017 để các nghiên cứu đi vào cuộc sống nhiều hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh tế xã hội.