Không kể Ðà Lạt đang hướng tới thành phố du lịch nghỉ dưỡng, thì nền kinh tế tỉnh Lâm Ðồng chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Nhưng để phát huy lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm phải dựa vào khoa học và công nghệ (KH và CN). Lâm Ðồng có chủ trương từ nay đến năm 2015, triển khai giải pháp thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC).
Tại chuyến thăm, khảo sát về hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dừa của tỉnh Bến Tre mới đây, thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh đề nghị các viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học làm thế nào hỗ trợ, giúp cho ngành dừa Bến Tre phát triển bền vững.
Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh nông lâm nghiệp của mình, Lào Cai kiến nghị Bộ KH&CN hỗ trợ về kinh phí, đào tạo tập huấn kĩ năng thực hiện một số chương trình, dự án phát triển các thế mạnh này.
Sau bốn năm nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng đã hoàn thiện quy trình nghiên cứu, sản xuất loại nấm đông trùng hạ thảo dâu tằm (Paeclomyces tenuipes hay Cordyceps takaomontana).
Triển khai "Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015" (chương trình Tây Nguyên 3), Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH và CN Việt Nam) phối hợp Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và các địa phương khu vực Tây Nguyên, bước đầu thực hiện các nhóm đề tài, dự án nghiên cứu chính.
Mỗi năm, một hộ nông dân ở Yên Thế (Bắc Giang) thu nhập được hàng chục đến vài trăm triệu đồng từ bán gà đồi, và nếu được mùa, người dân trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng có doanh thu hàng trăm triệu như vậy… Nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), Bắc Giang đã sớm hình thành được những vùng chuyên canh nông sản hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao.
Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế An Giang những năm tiếp theo, nông nghiệp vẫn là thế mạnh chính. Nghị quyết Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 thể hiện quyết tâm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển toàn diện.
Thời gian qua hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều thành tựu về KH&CN đã ứng dụng rộng rãi vào sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển dịch cơ cấu cũng như tăng trưởng kinh tế.
Ðịa hình núi cao hiểm trở, chia cắt, suối sâu, độ dốc lớn... là những khó khăn trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi. Tuy vậy, với vị trí địa lý có khí hậu ôn đới, và nếu có đủ năng lực tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, các tỉnh miền núi sẽ tạo ra lợi thế để trồng trọt chăn nuôi các loại cây, con đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tỉnh miền núi đủ năng lực tiếp thu tiến bộ kỹ thuật?
Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước nhằm xây dựng luận cứ khoa học, mô hình và giải pháp phục vụ sự nghiệp phát triển vùng Tây Bắc sẽ tạo nền tảng, đòn bẩy mạnh mẽ cho chiến lược phát triển bền vững vùng.
Dự án “Lai tạo và sản xuất giống lợn rừng lai F1 thương phẩm chất lượng cao trên địa bàn huyện Yên Lập", tỉnh Phú Thọ do Trạm khuyến nông huyện triển khai đã đem lại hiệu quả cao cho người nuôi, bước đầu cung cấp giống cho một số huyện miền núi của tỉnh.