Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ bảy, 23/11/2024 , 09:43 am
Cập nhật : 16/08/2012 , 10:08(GMT +7)
“Gỡ” khó cho ngành dừa tỉnh Bến Tre
Ngành dừa Bến Tre đang gặp khó khăn
Tại chuyến thăm, khảo sát về hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dừa của tỉnh Bến Tre mới đây, thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh đề nghị các viện nghiên cứu, các tổ chức khoa học làm thế nào hỗ trợ, giúp cho ngành dừa Bến Tre phát triển bền vững.

Theo báo cáo của Sở KH&CN tỉnh Bến Tre, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích dừa là 55.870 ha, sản lượng thu hoạch trên 430 triệu trái dừa/năm, 40% (khoảng 163.000 hộ) số hộ gia đình của Bến Tre trồng và chế biến dừa, ngành dừa đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 17.000 lao động mỗi năm. Năm 2011, giá trị của ngành dừa đem lại khoảng 2000 tỷ đồng, chiếm 17% tổng giá trị ngành công nghiệp; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dừa đạt gần 160 triệu USD chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tổng giá trị gia tăng ngành dừa (năm 2011) chiếm khoảng 15% GDP của tỉnh Bến Tre. Điều đặc biệt quan tâm là phần lớn diện tích dừa được trồng ở vùng nước lợ, nơi mà việc canh tác các cây trồng nông nghiệp khác gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, thời gian gần đây việc trồng, chế biến và sản xuất kinh doanh dừa của cả nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng đang gặp một số khó khăn do giá bán dừa giảm mạnh so với các năm trước. Do đó, người nông dân trồng dừa cũng như các nhà máy chế biến, thu mua và sản xuất các sản phẩm dừa đối mặt với nhiều thách thức.

                             Thứ trưởng Trần Việt Thanh khảo sát doanh nghiệp chế biến các sản phẩm dừa

Trong khuôn khổ chuyến khảo sát, Thứ trưởng Trần Việt Thanh và đoàn công tác của Bộ KH&CN đã tìm hiểu thực tế tại một số doanh nghiệp chế biến các sản phẩm dừa xuất khẩu như Công ty TNHH MTV Thành Vinh, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tỉnh Bến Tre. Đây là hai doanh nghiệp thu mua và chế biến dừa lớn của tỉnh. Hiện nay sản phẩm chủ lực của hai doanh nghiệp này là sản phẩm được chế biến từ dầu dừa và cơm dừa xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng nằm trong tình trạng chung của thị trường xuất khẩu đang giảm sút nên việc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Bên cạnh đó, dây truyền công nghệ chế biến của các doanh nghiệp cũng còn nhiều bất cập, lạc hậu sản phẩm nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Thị trường xuất khẩu của dừa Bến Tre chưa được mở rộng, phụ thuộc nhiều vào các bạn hàng truyền thống Trung Quốc. Trong giai đoạn hiện nay việc xuất khẩu sang thị trường này gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ trưởng Trần Việt Thanh ghi nhận và chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp và ngành dừa Bến Tre đang gặp phải. Một trong những vấn đề Thứ trưởng quan tâm là các cơ quan trung ương, các viện nghiên cứu, tổ chức khoa học làm thế nào hỗ trợ cho ngành dừa Bến Tre đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, ít lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc giúp cho ngành dừa phát triển bền vững.


                      Tin, ảnh:  Chu Thúc Đạt


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner