Phát biểu tại buổi thăm và làm việc với UBND tỉnh Bình Định ngày 10/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân nhấn mạnh, trong thời gian tới tỉnh Bình Định nên thành lập được một số doanh nghiệp công nghệ cao. Đây sẽ là lực lượng tiên phong góp phần thay đổi kinh tế - xã hội theo hướng nhanh và bền vững.
Những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh ta đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, góp sức cùng các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Để chủ động nguồn giống, giảm chi phí nhập một số củ giống hoa lily từ Hà Lan, Chile,…Công ty cổ phần Giống - Vật tư công nghệ cao Việt Nam (trước là Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Phú Thọ) đã thử nghiệm nhân giống vô tính một số giống hoa lily.
Tây Nguyên có vị trí địa chính trị hết sức quan trọng. Ðây cũng là vùng sinh thái giàu tài nguyên và vùng địa văn hóa với 47 dân tộc anh em. Các kết quả nghiên cứu của Chương trình Tây Nguyên I và II cho thấy khai thác không hợp lý tài nguyên đã ảnh hưởng nhiều mặt đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) TP. Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định vai trò trong phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở thiếu về số lượng và kinh nghiệm, sự gắn kết giữa nghiên cứu và ứng dụng chưa chặt chẽ,... đang còn là rào cản khiến hiệu quả hoạt động KH&CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn hạn chế.
Bắt đầu từ tháng 1.2014, tất cả các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN trên toàn quốc sẽ chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các chuyên gia cho rằng, đây sẽ là chìa khóa tạo sự chuyển biến về chất, tăng cường sự chủ động, linh hoạt để các trung tâm này có thể tăng cường hiệu quả hoạt động cũng như đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển KHCN các địa phương.
Năm 2012, phòng Kinh tế thị xã Nghĩa Lô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đăng ký chủ trì và thực hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng nấm rơm trái vụ (vụ đông) trực tiếp trên đồng ruộng tại thị xã Nghĩa Lộ”.
Ở ấp Cai Giảng, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu có gia đình ông Khưu Lương Hữu đã trồng thành công cây thanh long, từ một hộ khó khăn, nhưng hiện nay gia đình ông đã khá lên nhờ chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình trồng cây thanh long. Đây là một trong những hộ nông dân đầu tiên của huyện Hồng Dân sản xuất đã có hiệu quả cao từ mô hình này.
Nuôi cá ở huyện Chư Sê (Gia Lai) có từ những năm 1978 – 1986, khi công trình hồ chứa nước IaGlai, huyện Chư Sê được xây dựng và đi vào hoạt động, nhưng nó chỉ dừng lại ở việc nuôi tự nhiên nên năng suất, chất lượng thấp.
Nuôi cá chỉ trở thành “Nghề” từ khi dự án của Chương trình Nông thôn miến núi “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng mô hình nuôi cá thương phẩm cá rô phi, diêu hồng và cá lăng nha tại hồ chứa IaGlai, huyện Chư Sê” được thực hiện.
Thông qua việc liên kết triển khai các đề tài, dự án đã mang lại nhiều kết quả, mô hình có tính khả thi, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, với vai trò là đầu mối nghiên cứu thích ứng công nghệ và chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống ở địa phương, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Lạng Sơn vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt.
Tôm chân trắng là một trong những đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao của tỉnh Nghệ An. Nhiều xã trong huyện phát triển nuôi tôm làm ngành nghề sản xuất chính mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phát triển nghề nuôi tôm chân trắng ở Nghệ An còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về nguồn giống.