UBND thành phố mới đây đã ban hành Quyết định số 1965/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Vừa qua, tại Tây Ninh đã diễn ra Hội nghị giao ban khoa học công nghệ (KH-CN) vùng Đông Nam bộ lần thứ XII. Hội nghị thu hút 200 đại biểu đến từ 7 tỉnh, thành phố gồm: Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, TPHCM. Tại đây, việc sửa đổi định mức chi từ ngân sách nhà nước, giải pháp công nghệ “trị” cây lục bình, nâng cao khả năng liên kết vùng… là những vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Đây là phương thức chăn nuôi mới, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gà (cả quy mô nông hộ và trang trại) ở Hải Phòng. Phương thức này mở ra nhiều triển vọng cho mô hình chăn nuôi hữu cơ, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng cao.
Qua nhiều công trình nghiên cứu, dự án thử nghiệm, nhân giống, nuôi trồng và bước đầu sản xuất đã cho thấy nhiều cây dược liệu quý hiếm của vùng đất Lâm Đồng có thể đưa vào sản xuất quy mô lớn.
Từ ngày 01 đến ngày 04/10/2013, tại thành phố Sơn La, Trường Quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) phối hợp với Cục Thông tin KH&CN Quốc gia và Sở KH&CN tỉnh Sơn La tổ chức khóa tập huấn “Nghiệp vụ thông tin và thống kê KH&CN” cho các cán bộ của Sở KH&CN Sơn La và các tỉnh lân cận.
Trình độ tốt nghiệp lớp 9 và không biết tí gì về cơ khí, anh Văn Tấn Đức ở Chư Prông (Gia Lai) đã mày mò sáng tạo thành công chiếc máy cày tời, giúp anh mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng và làm lợi cho bà con nông dân trong vùng hàng tỉ đồng.
Ngày 30-9, tại Nam Định, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Nam Định đã tổ chức ra mắt Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng, trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (Sở KH&CN).
Từ năm 2008, mỗi phòng kinh tế quận, huyện trên địa bàn TPHCM được bố trí 1 - 2 cán bộ chuyên trách về khoa học công nghệ (KH-CN). Chức năng chính gồm hỗ trợ sở hữu trí tuệ, thanh kiểm tra tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng và triển khai ứng dụng thành tựu KH-CN mới tại cơ sở. Dù vậy, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện đã chỉ ra nhiều hạn chế: số đề tài nghiên cứu ứng dụng chưa nhiều; công tác thanh, kiểm tra còn trùng lặp… Ngoài thiếu kinh phí, việc bố trí cán bộ chưa đủ năng lực được xác định là nguyên nhân chính.
Giải quyết ô nhiễm môi trường nói chung và trong sản xuất công nghiệp nói riêng đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các địa phương trong cả nước. Việc xử lý rác thải ngay tại khu công nghiệp, nơi phát sinh nguồn thải theo mô hình 3R (giảm thiểu (Reduce), tái chế (Recycle) và tái sử dụng (Reuse)) tại Hải Phòng là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát được ô nhiễm môi trường, tránh gian lận thương mại, tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần xây dựng khu công nghiệp xanh, thân thiện môi trường.
Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao thuộc Viện Di truyền nông nghiệp đã thử nghiệm và phục tráng thành công giống khoai lang Hoàng Long cho năng suất, chất lượng cao trên diện tích 3ha tại các xã Yên Quang và Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Hiện nay, ở các địa phương, hoạt động truyền thông KH&CN chủ yếu do các Trung tâm thông tin KH&CN của 63 Sở KH&CN đảm nhận. Một thực tế tồn tại khá lâu là nhận thức về vai trò của truyền thông KH&CN ở Trung ương và địa phương đều chưa đặt đúng vị trí, chưa được quan tâm đúng mức. Còn nhiều bất cập trong truyền thông KH&CN.