Sáng 7/8/2018, đồng chí Hà Ban - Phó trưởng ban tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Ban bí thư về việc luân chuyển đồng chí Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kiêm Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kỳ 2015 - 2020; giới thiệu bầu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên.
Nhóm nghiên cứu Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên đã nghiên cứu và chế tạo thiết bị Robot phun thuốc bảo vệ thực vật. Nghiên cứu này nhằm mục đích giúp tăng năng suất lao động, đồng thời bảo vệ sức khỏe người nông dân trong sản xuất trồng trọt.
Đối với Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, những vấn đề cụ thể đang đặt ra là cần thay đổi tư duy sản xuất, chú trọng và đề cao hơn nữa vai trò khoa học công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ 4.0 trong quá trình sản xuất; xây dựng nền nông nghiệp thông minh gắn với chuỗi giá trị mà những sản phẩm chủ lực của vùng là lúa chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản, thủy hải sản…
Ngày 26-27/7/2018 trong khuôn khổ Hội nghị giao ban KH&CN vùng ĐBSCL lần thứ XXV, nhân dịp 71 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và đoàn công tác của Bộ KH&CN đã đến thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Chưởng tại Long An, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thanh Hồng tại Tiền Giang.
Theo Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Danh, mặc dù hoạt động Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Tiền Giang đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng Tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn, vướng mắc tỉnh Tiền Giang đang gặp phải cũng là khó khăn chung của cả nước. Nguyên nhân là do cơ chế, chính sách, việc đầu tư cho KH&CN còn thấp. Đặc biệt là thiếu sự thống nhất giữa hoạt động KH&CN và hoạt động kinh tế…
“Thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh Long An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các kết quả từ các chương trình, đề tài, dự án đã góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc của xã hội, phục vụ thiết thực vào sản xuất và đời sống.
“Hoạt động KH&CN thẫm đẫm trong chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy, điều đó thể hiện sự quan tâm ngày càng sát sao của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh với các địa phương trong Vùng. Đặc biệt, chủ trương đẩy mạnh phát triển KH&CN đúng và trúng với chủ trương của Chính phủ và của Bộ KH&CN ”.
Thời gian qua, Quảng Nam đã triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) tập trung vào nghiên cứu triển khai, chú trọng các nghiên cứu có địa chỉ áp dụng cụ thể. Nhiều thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị, chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên đã kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ "Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống lạc đen tại tỉnh Thái Nguyên” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.
Sáng 28/6, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lai Châu về kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT-XH địa phương.
Thực hiện Chương trình công tác, sáng ngày 27/6/2018, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban Kinh tế Trung ương do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Sơn La đánh giá 10 năm hoạt động KH&CN và tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cần tăng cường liên kết trong các hoạt động cũng như trong lựa chọn triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) trọng tâm, có thế mạnh của vùng, địa phương. Đặc biệt là ưu tiên lấy doanh nghiệp làm trọng tâm để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có tính ứng dụng nhằm giải quyết được vấn đề đồng bộ theo chuỗi giá trị, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế của địa phương và vùng.