Điểm kết nối cung cầu công nghệ Cần Thơ là điểm đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là Điểm kết nối cung cầu công nghệ thứ 7 trên cả nước. Điểm kết nối đi vào hoạt động sẽ lan tỏa và kết nối hệ thống hạ tầng phục vụ cho hoạt ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ, đưa nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) mới vào thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đời sống của người dân, đặc biệt là phòng ngừa, ứng phó và khắc phục những hậu quả do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra.
Tại thành phố Hải Phòng, chưa bao giờ cụm từ khởi nghiệp sáng tạo hay start-up lại được nhắc đến nhiều như hiện nay. Phong trào này được kỳ vọng sẽ tạo sự bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Bên lề sự kiện Triển lãm Kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vùng Đồng bằng sông Hồng và sự kiện Techfest Hải Phòng 2018 – Đây là lần thứ 2 sự kiện lớn dành cho cộng đồng khởi nghiệp Hải Phòng được tổ chức, ông Dương Ngọc Tuấn, giám đốc Sở KH&CN Hải Phòng đã có cuộc trao đổi về vấn đề này.
Nhiều đại biểu tham dự Triển lãm Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) vùng Đồng bằng sông Hồng đều cho rằng, Triễn lãm thực sự tạo cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, kết nối cung - cầu công nghệ.
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã làm chủ quy trình kỹ thuật ghép thận từ người cho sống và đã thực hiện thành công 19 ca phẫu thuật ghép thận bằng phương pháp này.
Triển lãm dự kiến thu hút được 100 đơn vị tham gia trưng bày và giới thiệu hơn 500 kết quả khoa học và công nghệ (KH&CN) với 85 gian hàng của các tổ chức KH&CN, trường đại học, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ tiêu biểu.
Xây dựng một cây cầu liên thôn; chuyển giao hệ thống tưới nước tự động và vận hành thí điểm tại mô hình thanh niên làm kinh tế điển hình; trao gửi 30 suất quà tới các gia đình chính sách và các em học sinh nghèo vượt khó;… là những hoạt động trọng tâm của Chương trình tình nguyện hè 2018 “Tuổi trẻ Bộ Khoa học và Công nghệ xung kích, sáng tạo tình nguyện vì cộng đồng”.
Phú Thọ cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, huy động các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu giải quyết bài toán phát triển sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng các cây, con, sản phẩm thế mạnh của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm để cung cấp cho không chỉ cho thị trường Việt Nam mà còn đáp ứng các yêu cầu về xuất khẩu
Đề tài nghiên cứu trên do Viện nghiên cứu và Phát triển Vùng chủ trì phối hợp với ThS. Lê Đức Thắng thực hiện tại các tỉnh vùng Tây Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, và Lai Châu.
Đó là một trong những mục tiêu đã được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định tại Hội nghị gặp mặt lãnh đạo TP Hà Nội với đại biểu Chương trình kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2018, do UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 20/8.
Sáng 7/8/2018, đồng chí Hà Ban - Phó trưởng ban tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Ban bí thư về việc luân chuyển đồng chí Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kiêm Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao Hoà Lạc giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhiệm kỳ 2015 - 2020; giới thiệu bầu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên.
Nhóm nghiên cứu Khoa Công nghệ Điện tử và Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên đã nghiên cứu và chế tạo thiết bị Robot phun thuốc bảo vệ thực vật. Nghiên cứu này nhằm mục đích giúp tăng năng suất lao động, đồng thời bảo vệ sức khỏe người nông dân trong sản xuất trồng trọt.
Đối với Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, những vấn đề cụ thể đang đặt ra là cần thay đổi tư duy sản xuất, chú trọng và đề cao hơn nữa vai trò khoa học công nghệ (KH&CN), đặc biệt là công nghệ 4.0 trong quá trình sản xuất; xây dựng nền nông nghiệp thông minh gắn với chuỗi giá trị mà những sản phẩm chủ lực của vùng là lúa chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản, thủy hải sản…