Các dự án về bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm đặc thù của địa phương từ Chương trình 68 đã mang lại nhiều kết quả tích cực tại Bắc Giang như: Tạo được sự đồng thuận và quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng quy mô sản xuất của địa phương; tạo cơ hội huy động nguồn lực trong sản xuất; tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn hộ nông dân.
Ngày 26/11, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức lễ công bố nhãn hiệu tập thể cho 2 sản phẩm “táo Ninh Thuận" và "tỏi Phan Rang", đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Hội Nông dân tỉnh.
Sau khi gia nhập WTO, vấn đề phát triển tài sản trí tuệ và thực thi quyền SHTT ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hiện công tác này vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ, nhiều giải pháp. Một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp, đặc biệt là khối ngành kinh doanh và dịch vụ còn chưa thật sự quan tâm đến việc phát triển tài sản trí tuệ và còn chưa gặp nhiều thuận lợi khi cần tiếp cận mảng này.
“Sở hữu trí tuệ (SHTT) là lĩnh vực đặc thù, tương đối mới đối với cộng đồng, doanh nghiệp. Một số hoạt động liên quan đến lĩnh vực này thực sự khó như khai thác, áp dụng sáng chế và kết quả nghiên cứu khoa học, định giá tài sản trí tuệ, xây dựng mô hình chuyển giao tài sản trí tuệ ... Tuy nhiên thông qua Chương trình hỗ trợ và phát triển tải sản trí tuệ (Chương trình 68), việc đưa SHTT đến với cộng đồng và doanh nghiệp, biến SHTT thành công cụ phát triển kinh tế - xã hội đã không còn khó như trước đây” Cục trưởng Cục SHTT Tạ Quang Minh cho biết.
Sau gần 3 năm triển khai giai đoạn 2 (2011 - 2015) Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68) được đánh giá là rất cần thiết, đi đúng hướng, nâng cao nhận thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng vẫn còn nhiều việc phải thực hiện để chương trình được hoàn thiện hơn.
Theo đánh giá của các chuyên gia, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ. Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam là rất thấp, chỉ đạt dưới 0,05% doanh thu, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ… Trong khi đó, cũng chỉ có 10% các kết quả nghiên cứu của các viện, trường là có khả năng ứng dụng. Vậy nguyên nhân do đâu?
Tối 9/11, tại TP.HCM, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng chế năm 2013.
Giải Nhất trị giá 25 triệu đồng được trao cho sáng chế máy gặt đập lúa của nhà sáng chế Phạm Hoàng Thắng.
Tối 9/11, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng chế năm 2013.
Trong những năm gần đây Việt Nam được đánh giá là có sự chuyển biến tích cực trong thực thi quyền SHTT, thể hiện qua việc nhận thức của cộng đồng được tăng lên, vai trò của thực thi quyền SHTT được nhấn mạnh, cơ sở pháp lý thực thi quyền SHTT cũng dần được hoàn thiện…
Phó chủ tịch tập đoàn Westinghouse- Phụ trách về xuất khẩu Nhà máy điện hạt nhân ngài Jeffrey A.Benjamin đã khẳng định như trên trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân diễn ra vào chiều ngày 28/10/2013 tại Hà Nội.
Sau gần 3 năm triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 – 2015 đến nay đã tạo ra một hướng đi mới, việc sử dụng sở hữu trí tuệ như một công cụ hữu hiệu để phát triển KT - XH. Thông qua đó, các dự án đã có tác động tích cực tới cộng đồng, địa phương và doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Ở nước ta nói chung và Hà Nam nói riêng, những năm gần đây, việc xây dựng, đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã được các doanh nghiệp quan tâm hơn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đã tham gia thị trường thế giới, đòi hỏi các sản phẩm này không chỉ phải đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm mà phải có "thương hiệu", có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.