Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ
Đối với nhiều trường đại học lớn trên thế giới, hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang được triển khai thường xuyên, một số trường đại học đã đưa SHTT vào giảng dạy, thậm chí có đào tạo chuyên ngành SHTT ở bậc sau đại học.
Vấn đề quản trị tài sản trí tuệ thực sự trở thành một nhu cầu hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu ở nước ta hiện nay.
Mặc dù nhận thức về SHTT trong các viện/trường hai năm trở lại đây được gia tăng rõ rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, việc xác lập quyền bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được nhận thức một cách đầy đủ.
Ngày 06/12, tại Hà Nội, Cục SHTT, Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo “Tăng cường khả năng quản lý, thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong viện nghiên cứu, trường đại học”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.
Gần đây đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp Việt Nam bị mất quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ở nước ngoài do chậm đăng ký bảo hộ, khiến cho hàng hóa không thể tiếp cận thị trường nước ngoài. Việc lấy lại các tài sản trí tuệ bị mất là rất khó khăn, tốn kém về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp.
Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 2465/QĐ-SHTT về việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00049. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 3235/QĐ-SHTT ngày 16/8/2016 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Ngọc Linh cho sản phẩm sâm củ.
Kết quả đề xuất dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ cho thấy ngành khoa học và công nghệ nói chung và SHTT nói riêng đang từng bước khẳng định vai trò và vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng trở thành một trong những công cụ được sử dụng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam; do vậy, cần nâng cao hiệu quả của hoạt động sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay để tranh thủ được thời cơ cũng như giải quyết được những thách thức trong quá trình phát triển và hội nhập.
Thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý sẽ rất khó phát triển được nếu thiếu sự tham gia và quan tâm của chính quyền địa phương. Vì vậy, vai trò của chính quyền địa phương trong định hướng quy hoạch, hỗ trợ quản lý và kiểm soát, cung cấp thông tin và định hướng xúc tiến thương mại sẽ là cực kỳ quan trọng để phát triển thương hiệu tập thể mang chỉ dẫn địa lý và phát triển thương mại các đặc sản địa phương nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng.
Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số 2165/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00067 cho sản phẩm thịt dê Ninh Bình. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Chương trình đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ, áp dụng thực tiễn cho 72 sáng chế; tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho 109 đặc sản địa phương mang địa danh; tập huấn về sở hữu trí tuệ cho hơn 30.000 lượt người...
Với hàng nghìn loại nông sản Việt đã được xác lập và bảo hộ, nhưng quá trình khai thác thương mại còn rất nhiều hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng theo các chuyên gia về thương hiệu đó chính là chúng ta đang thiếu sự kiểm soát đối với chất lượng sản phẩm, tình trạng hàng kém chất lượng, hàng giả vẫn được trà trộn, bày bán cùng với những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tỷ lệ các cơ sở sản xuất tham gia vào tổ chức tập thể quản lý chỉ dẫn địa lý còn khá thấp.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner