Tính đến nay, Bắc Giang đã được cấp gần 700 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp (trong đó chủ yếu là nhãn hiệu), là một trong những địa phương có nhiều nông sản được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp nhất trong cả nước. Đặc biệt, nhiều sản phẩm của tỉnh đã được bảo hộ ở nước ngoài, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, đem lại giá trị gia tăng cao.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang
Bắc Giang là địa phương có nhiều sản vật đặc trưng, vậy việc bảo hộ quyền SHTT đối với sản phẩm của địa phương đã mang lại những lợi ích kinh tế cụ thể như thế nào đối với người dân địa phương thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Bắc Giang có 1349 đơn đăng ký bảo hộ SHCN, trong đó có 683 đơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng, trong đó có hơn 40 sản phẩm Nông nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp được bảo hộ. Như vậy, Bắc Giang là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm được bảo hộ, trong đó có một số sản phẩm được bảo hộ ở nước ngoài như Mỳ Kế, Mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn đã được bảo hộ tại Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Cămpuchia, Singapore, Trung Quốc, Mỹ, Australia...
Tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc bảo hộ thương hiệu. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch 802/KH-UBND ngày 2-4-2014 của UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2014 – 2020. Đồng thời, ban hành Quyết định số 1517/QĐ – UBND ngày 31-8-2017 về phê duyệt danh mục các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng tỉnh Bắc Giang năm 2017.
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành KH&CN phối hợp cùng các ngành địa phương tích cực triển khai thực hiện và kết quả là các sản phẩm này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Đức Kiên, GĐ Sở KH&CN Bắc Giang
Ví dụ: Chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn từ vùng sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP lúc đầu có 1.000 ha đến nay đã nhân rộng là 13.000ha. Chất lượng quả vải thiều đã được nâng lên quy trình sản xuất tiên tiến, giá bán từ khoảng 5.000 – 10.000đ/kg những năm 2000 – 2005 đến nay giá bán bình quân từ 30.000 – 40.000đ/kg; thu nhập từ vải thiều và các dịch vụ đi theo năm 2016 – 2017 đạt 5.300 tỉ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Sản phẩm gà đồi Yên Thế sau khi được xây dựng nhãn hiệu chứng nhận thì thương hiệu gà đồi Yên Thế đã được nổi tiếng trong và người nước nhất là sau khi được bảo hộ tại Lào, Trung Quốc, Singapore. Số lượng đàn gà từ 14 – 15 triệu con/năm đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho người dân và địa phương...
Trong quá trình triển khai, theo ông, khó khăn lớn nhất trong việc thúc đẩy quyền bảo hộ SHTT của địa phương là gì? Việc triển khai SHTT có nhận được sự ủng hộ của các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức có liên quan không? Giải pháp nào đã được đưa ra nhằm tháo gỡ những khó khăn đó thưa ông?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Theo tôi, việc xây dựng thương hiệu hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như:
Việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực có ý nghĩa vai trò rất lớn quyết định việc tồn tại và phát triển của sản phẩm đó nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay một số DN và người dân cũng chưa thực sự quan tâm tốt đến việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm của mình. Do đó, danh tiếng chất lượng hiệu quả của sản phẩm còn hạn chế.
Luật pháp về SHTT còn nhiều phức tạp và chưa được tuyên truyền rộng rãi trong xã hội, nên cũng chưa nhiều người và DN biết đến việc xây dựng thương hiệu; Cơ chế chính sách hỗ trợ các DN, cá nhân để xây dựng thương hiệu vẫn chưa được thống nhất và chưa có nhiều kinh phí cho việc này; Chất lượng, sản lượng của các thương hiệu còn ở mức độ.
Trên đây là những khó khăn chung, tuy nhiên ở tỉnh Bắc Giang việc xây dựng bảo hộ thương hiệu luôn được sự quan tâm, ủng hộ của các DN và các cá nhân, nó thể hiện là, đến nay tỉnh Bắc Giang có 1349 đơn đăng ký bảo hộ SHCN, trong đó có 683 đơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng, trong đó có hơn 40 sản phẩm Nông nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp được bảo hộ. Bắc Giang là một trong những địa phương đứng đầu cả nước có sản phẩm chủ lực được bảo hộ trong nước và nước ngoài.
Có được kết quả trên trước hết là được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền tỉnh Bắc Giang trong việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực.
Thứ hai là sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành và các huyện, thành phố, tỉnh
Đoàn công tác của Bộ KH&CN khảo sát vùng sản xuất vải thiều tại Lục Ngạn (Bắc Giang)
Thứ ba là sự đồng hành, tin tưởng của DN và người dân. Đặc biệt, Sở KH&CN tích cực tuyên truyền Luật Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là lợi ích của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đối với DN và người dân thông qua các lớp tập huấn, các trang web của Sở; lựa chọn những DN và người dân có sản phẩm chủ lực để Sở KH&CN tư vấn trực tiếp, từ đó nhận thức về SHTT cũng như xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm được DN quan tâm và thực hiện.
Bắc Giang có nhiều sản phẩm nông nghiệp như: vải thiều, mật ong, gạo nếp Phì Điền (Lục Ngạn); bưởi Diễn, rau cần (Hiệp Hòa); gà đồi (Yên Thế); lạc, vải thiều sớm Phúc Hòa (Tân Yên); gạo thơm (Yên Dũng); na, dứa (Lục Nam)... và một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như: rượu làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên); mỳ, bánh đa Kế (TP Bắc Giang)... được cấp nhãn hiệu bảo hộ. Một số sản phẩm tiêu biểu được tỉnh chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, gạo thơm Yên Dũng đang đứng vững trên thị trường, đem lại uy tín và giá trị thương mại cao. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm để phát triển thương hiệu nông sản của tỉnh?
Ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang: Hiện nay, Bắc Giang có hơn 40 sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cấp bảo hộ SHTT, trong đó nổi bật một số sản phẩm như: gà đồi (Yên Thế); lạc, vải thiều sớm Phúc Hòa (Tân Yên); gạo thơm (Yên Dũng); na, dứa (Lục Nam)... và một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như: rượu làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến (Việt Yên); mỳ, bánh đa Kế (TP Bắc Giang)... Những sản phẩm này đem lại hiệu quả kinh tế to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương cũng như nâng cao đời sống của người dân. Riêng thu nhập từ sản phẩm vải thiều năm 2016, 2017 đạt 5.300 tỉ đồng; gà đồi Yên Thế có tổng số con có 14 - 15 triệu con; gạo thơm Yên Dũng từ khi bắt đầu triển khai dự án có khoảng 45 ha đến nay đã mở rộng thêm 500 ha, được các DN thu mua, nâng cao đời sống cho người dân; vải thiều Lục Ngạn, mỳ Kế, mỳ Chũ không những tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước khác như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, một số nước ASEAN...
Như vậy khẳng định rằng những sản phẩm chủ lực bảo hộ đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang.
Thứ hai: Tuyên truyền hiệu quả đối với việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực để người dân và DN hiểu và họ tham gia.
Thứ ba: Sau khi sản phẩm được bảo hộ thì ngành KH&CN và các ngành khác tiếp tục hỗ trợ kinh phí để mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, danh tiếng của sản phẩm, làm cho sản phẩm có sức sống và có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Có nhiều ý kiến cho rằng sau khi nhận được sự hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, các sản phẩm của các địa phương đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý nhưng chưa phát huy được thế mạnh các sản phẩm của mình?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Trên phạm vi cả nước có thể có tình trạng trên nhưng riêng Bắc Giang không có tình trạng này. Bởi vì, hiện nay Bắc Giang chỉ có một sản phẩm vải thiều Lục Ngạn được chỉ dẫn địa lý. Từ khi được bảo hộ, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Từ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP quy mô 1.000 ha đến nay đã nhân rộng lên là 13.000 ha; chất lượng ngày càng được nâng cao và được thị trường chấp nhận, giá bán ngày càng tăng từ 5.000 - 10.000đ/kg năm 2005 -2010 đến nay giá bán bình quân là 30.000 – 40.000đ/kg. Thị trường tiêu thụ trước đây chủ yếu trong nước đến nay đã xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Australia, một số nước ASEAN... như vậy khẳng định rằng chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn đang phát huy va sẽ phát huy được thế mạnh của mình.
Ông có thể chia sẻ, trong thời gian tới, kế hoạch bảo hộ cho các sản phẩm tiếp theo của tỉnh Bắc Giang như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Kiên: Trong thời gian tới, Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang phối hợp với các huyện, thành phố tiếp tục chọn lựa những sản phẩm đặc trưng của địa phương để đề nghị Cục SHTT bảo hộ.
Tiếp tục duy trì chất lượng danh tiếng các sản phẩm đã được bảo hộ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm duy trì lâu dài và bền vững sản phẩm này.
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng các thương hiệu được bảo hộ.
Nghiên cứu chọn lựa một số sản phẩm có uy tín để bảo hộ ở các quốc gia khác.
Xin cảm ơn ông!
Bài, ảnh: PV