Ngày 01/3/2019, tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) Đinh Hữu Phí đã tiếp và làm việc với ông Fernando Apparicio da Silva - Đại sứ nước Cộng hòa Liên bang Braxin tại Việt Nam về các vấn đề sở hữu trí tuệ trong đàm phán quốc tế.
Việt Nam chưa có Biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia. Đây là những vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới để đảm bảo vai trò của chỉ dẫn địa lý nhằm thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Chiều 26/12, tại Sở KH&CN đã diễn ra lễ công bố Nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” dùng cho sản phẩm mật ong của tỉnh Hòa Bình. Dự lễ công bố có lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN); Sở NN&PTNT và 11 huyện, thành phố.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ hay còn gọi là chương trình 68 đã tạo ra một hướng đi mới trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, doanh nghiệp tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Nhiều sáng kiến của các nhà khoa học chuyên và không chuyên đã góp phần tạo ra công nghệ mới, giải pháp mới giúp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để những sáng kiến ấy có thể tiếp tục phục vụ thiết thực lợi ích của cộng đồng, rất cần kết nối, đặc biệt là với doanh nghiệp để thực hiện hóa.
Dù không có nhiều kiến thức, không được đào tạo bài bản, nhưng với lòng đam mê cháy bỏng, nhiệt huyết, tìm tòi, sáng tạo đã nghiên cứu, sáng chế ra những sản phẩm thiết thực, không những đem lại lợi ích cho bản thân gia đình, mà còn góp phần không nhỏ trong việc làm giàu cho đất nước. Họ đã trở thành những nhà sáng chế không chuyên nghiệp mà người dân vẫn yêu mến gọi là nhà khoa học “chân đất”
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc nhấn mạnh, do gia tăng lượng đơn nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) nên cần phải có giải pháp xử lý cụ thể và “đây cũng là thách thức rất lớn đối với Cục SHTT và Bộ KH&CN”.
Hiện có một thực trạng chung đó là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, vẫn còn “thờ ơ” với việc đăng ký sở hữu trí tuệ.
Dự án đã góp phần hiện thực hóa thành công một sáng chế trở thành một sản phẩm có khả năng xác định nồng độ khí ô zôn trong môi trường, mà còn thúc đẩy việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu, sáng chế, giải pháp hữu ích vào thực tiễn đời sống, phục vụ lợi ích dân sinh.
Trong nhiều năm qua, chè Shan của Hà Giang đã được người tiêu dùng trong nước đón nhận và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Mới đây Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định số 2835/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00069 cho sản phẩm chè Shan tuyết “Hà Giang”.
Tính đến nay, Bắc Giang đã được cấp gần 700 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp (trong đó chủ yếu là nhãn hiệu), là một trong những địa phương có nhiều nông sản được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp nhất trong cả nước. Đặc biệt, nhiều sản phẩm của tỉnh đã được bảo hộ ở nước ngoài, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, đem lại giá trị gia tăng cao.