Báo cáo tại Hội nghị đại biểu công chức, viên chức và người lao động năm 2020 của Cục Sở hữu trí tuệ được tổ chức mới đây, Phó Cục trưởng Phan Ngân Sơn cho biết, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể Lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động, năm 2020, Cục SHTT đã thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, SHTT dần trở thành công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào việc cải tạo Chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) và Chỉ số năng lực cạnh tranh (GCI) của Việt Nam.
Việc sửa đổi các quy định pháp luật trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ góp phần đưa Sở hữu trí tuệ thành công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, là động lực của kinh tế tri thức, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc tại Hội thảo tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội vào sáng 12/01.
Kết quả xử lý đơn sở hữu công nghiệp năm 2020 tăng 8,3% so với năm 2019; lượng văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cấp ra tăng 15,6% so với năm 2019, trong đó giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tăng gấp đôi, Bằng độc quyền SC tăng 63% và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tăng 14,8% so với năm 2019.
Sau khi Quy chế được hoàn thiện và ban hành sẽ góp phần đảm bảo chất lượng và thời hạn xử lý đơn yêu cầu cấp lại, sửa đổi, gia hạn, duy trì, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Sáng 24/11, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội thảo “Hệ thống La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp” nhằm cung cấp thông tin về thực tiễn quốc tế sử dụng hệ thống La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp (KDCN) và hướng dẫn cách thức đăng ký nhằm sử dụng hiệu quả hệ thống này.
Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn kiến thức về sở hữu trí tuệ đã được Cục Sở hữu trí tuệ triển khai mạnh mẽ, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo được thực hiện bài bản, nội dung phong phú và từng bước đáp ứng nhu cầu của học viên, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của Cục Sở hữu trí tuệ theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ và yêu cầu của hội nhập quốc tế.
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 (Chương trình 68 giai đoạn 3) đã hỗ trợ bảo hộ, khai thác sáng chế, đã thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng nguồn tri thức, tài sản trí tuệ (TSTT) cho xã hội, đồng thời, đã minh chứng cho xu hướng của các nhà khoa học, nhà sáng chế Việt Nam hiện nay là hoạt động nghiên cứu đã dần tiếp cận, giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, có tính ứng dụng cao.
Công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam không ngừng phát triển, góp phần bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng liên quan, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang ngày càng quy mô hơn, gây lo ngại, bức xúc cho xã hội. Để giải quyết tốt vấn đề này đòi hỏi cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía.
Ngày 4/11, tại Hà Nội, Chương trình hợp tác phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Chương trình Hành động 168) giai đoạn III đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất và Tọa đàm triển khai chương trình phối hợp thực thi quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2020 – 2022.