Trong lần trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho rằng, thời gian qua nhờ sự nỗ lực không ngừng của ngành KH&CN, của các cơ quan thông tấn, báo chí, công tác này đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Để hoạt động này hiệu quả hơn, vấn đề quan trọng nhất là con người.
Có thể nói Tuần lễ truyền thông KH&CN 2013 được coi như một ngày hội của giới truyền thông KH&CN khi có sự tề tựu đông đủ của đội ngũ những người làm công tác này. Và việc tổ chức Tuần lễ truyền thông cũng được coi là bước chuẩn bị cho một loạt hoạt động tiến tới lần đầu tiên tổ chức ngày KH&CN (ngày 18/5) trong năm 2014.
Truyền thông có sức mạnh đặc biệt trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có KH&CN. Không chỉ cung cấp thông tin về những thành tựu KH&CN mới, truyền thông còn có vai trò định hướng dư luận và đưa các cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước đến với công chúng. Và để thông tin KH&CN đến được với người dân rất cần sự đột phá cả về chất và lượng.
Khuyến cáo trên được Công ty An ninh mạng Bkav đưa ra ngày 30/9. Theo đó, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam bị lợi dụng bởi các bẫy “like” fanpage trên mạng xã hội Facebook.
Tại Lễ bế mạc, Ban Tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) Hà Nội năm 2013 cho biết, sau hơn 4 ngày hoạt động sôi nổi (từ 26 đến 29/9), Techmart Hà Nội 2013 đã có hơn 20 hợp đồng, biên bản ghi nhớ và hàng nghìn giao dịch đã được ký kết, mua bán tại Chợ với tổng giá trị hơn 350 tỷ đồng.
Truyền thông khoa học và công nghệ (KH&CN) không chỉ giúp cung câp thông tin về những thành tựu khoa học, công nghệ mới mà còn có vai trò định hướng dư luận, đưa các cơ chế, chính sách, các quy định của nhà nước đến với công chúng…
“Đổi mới hay phá sản?” – Đó là câu hỏi mà Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nêu ra tại hội thảo “Doanh nghiệp và vấn đề sống còn: đổi mới quản trị” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội DN Hàng VN Chất lượng cao và Sở khoa học Công nghệ TP.HCM tổ chức hôm 25.9.
Là một trong những hướng ưu tiên đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KH&CN của Việt Nam, do đó công nghệ sinh học trong những năm gần đây đã thực sự trở thành công cụ không thể thiếu, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng, trình độ của các tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, y tế, công tác bảo vệ môi trường và một số lĩnh vực khác.
Theo báo cáo của Bộ KH&CN công bố ngày 27/9, tại Hội nghị KH&CN vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ IX, từ năm 2011 đến 2013, các Sở KH&CN vùng ĐBSH đã triển khai 1.456 đề tài, nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực như nông - lâm - thủy sản; công nghiệp; giao thông thủy lợi; công nghệ thông tin; giáo dục; y tế...
Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá so với các năm trước, năm 2013, tình hình phân bổ và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học của các địa phương đã được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn. Đây là năm thứ 2 các tỉnh/thành phố phân bổ đạt và vượt số kinh phí Trung ương phân bổ.
Loài ễnh ương mới ở Việt Nam; Thương mại hóa tài sản trí tuệ ở Việt Nam còn yếu; Lần đầu tiên tổ chức Tuần lễ truyền thông về khoa học công nghệ; Công nghệ sinh học là ưu tiên trong phát triển KH-CN;… là những thông tin khoa học đáng chú ý trong tuần qua.
Phát biểu tại Hội thảo: “Báo chí với truyền thông KH&CN”, PGS.TS. Phạm Huy Kỳ, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhấn mạnh như trên khi nói về vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ báo chí trong các cơ sở đào tạo.