Phần Lan giúp Việt Nam đổi mới sáng tạo; Giải thưởng Kovalevskaia 2013 được trao cho 2 nhà khoa học nữ;…là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Ngày 2-3, đoàn đại biểu các nhà nghiên cứu trẻ của Việt Nam tham dự "Chương trình giao lưu thanh thiếu niên các nước Châu Á - Thái Bình Dương" - JENESYS 2.0 do Chính phủ Nhật Bản tài trợ đã lên đường đến Tokyo. Những hoạt động giao lưu với giới trẻ Nhật Bản trong chuyến đi này thực sự là cơ hội quý cho họ trải nghiệm thực tế tại một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, tích lũy kinh nghiệm học tập và nghiên cứu...
Chiều 6/3/2014, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Đại sứ quán Phần Lan đã tổ chức Lễ ký kết Hiệp định khung Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) giai đoạn II (2014-2018).
Sáng 8/3 tới, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ tổ chức lễ tôn vinh, trao giải thưởng Kovalevskaia cho tập thể, cá nhân nhà khoa học nữ xuất sắc năm 2013.
Nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa thành công các sản phẩm sơn thân thiện với môi trường là kết quả mà dự án do Công ty CP sơn Hải Phòng đạt được trong thời gian qua.
Thông tin từ Trung tâm vệ tinh quốc gia Việt Nam, sau hơn 3 tháng hoạt động trên quỹ đạo và thường xuyên phát tín hiệu về trái đất, vệ tinh PicoDragon đã giảm dần độ cao và bị cháy khi rơi vào tầng khí quyển của trái đất.
Với sự tài trợ của Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP), Công ty Cổ phần Thực phẩm San Nam Ba Vì đã sản xuất thành công sản phẩm mới với thương hiệu “Bột rau rừng núi Tản” quy mô nhỏ tại Nhà máy Thực phẩm San Nam Ba Vì.
Dự án “Xây dựng năng lực điều tra thống kê khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam” do Cục Thông tin KH&CN thực hiện đã giúp Việt Nam nâng cao năng lực điều tra thống kê trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khối thi đua các Bộ, ngành Khoa học - Văn hóa - Xã hội đã tổ chức tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014.
TS Nguyễn Trọng Hiền, khoa học gia của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), được biết đến như khoa học gia người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Nam Cực. Hiện anh đang làm việc tại mảnh đất băng giá này. Nhân sự kiện tạp chí Physics World bình chọn IceCube, trạm quan sát neutrinos ở Nam Cực, là thành tựu đột phá của ngành Vật lý năm 2013, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng TS Nguyễn Trọng Hiền từ mảnh đất xa xôi này.