Để vượt qua được những khó khăn chung của môi trường khoa học xã hội trong nước và có công bố quốc tế, theo PGS.TS Đặng Hoàng Minh (trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội), việc tham gia vào một nhóm nghiên cứu chung cùng với các học giả nước ngoài là hết sức cần thiết.
Mỗi năm, Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm KH&CN không thể ứng dụng vào cuộc sống. Câu chuyện về lò đốt rác thải y tế HTL của ông Trịnh Đình Năng ở Bắc Kạn phần nào cho thấy tình cảnh phổ biến mà các nhà sáng chế, nhà khoa học đang gặp phải: Sản phẩm KH&CN được cơ quan có thẩm quyền đánh giá cao, được tặng giải thưởng nhưng "mất hút" trên thị trường. Vì sao lại có tình trạng trên là câu hỏi được dư luận quan tâm.
Đây là sản phẩm của đề tài mang mã số KC.07.18/11-15 do Ths Vũ Kim Thoa – Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch làm chủ nhiệm vừa được nghiệm thu sáng 24/6, tại Hà Nội. Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch” KC07/11-15.
Chiều 23/6 hơn 2 tấn vải thiều xuất khẩu sang Úc đã được chiếu xạ tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội. Đây là lô vải chiếu xạ tươi đầu tiên để xuất khẩu sang thị trường khó tính này mở hướng phát triển mới cho quả vải đặc sản miền Bắc.
Ngày 22/6 tại Hà Nội đã diễn ra Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất vi nang chứa các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học sử dụng trong sản xuất thực phẩm” với mã số: KC.07.11/11-15.
Sáng nay (23/6), tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã tiến hành đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Syringomycin (SRE) và Rhamnolipid (RL) diệt nấm để bảo quản một số trái cây và hạt nông sản”. Đề tài mang mã số KC.07.13/11-15 do Ths Nguyễn Ngọc Huyền – Viện Cơ điện nông nghiệp và sau thu hoạch làm chủ nhiệm. Đề tài này thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước KC07/11-15 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sau thu hoạch”.
Vừa qua, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (NAFOSTED) và kết quả thực hiện Chương trình sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
Ngày 17/6, tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài “Nghiên cứu sản xuất polymaltose từ tinh bột và tạo các phức hợp sắt-polymaltose (IPC) và canxi hydroxyapatite-polymaltose (HAP) ứng dụng trong dược phẩm” mã số KC.07.14/11-15 do PGS.TS. Phan Thị Ngọc Bích, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm Chủ nhiệm Đề tài.
Xây dựng thành công quy trình sàng lọc ung thư phế quản; Bình Định - điểm đến của các nhà khoa học đỉnh cao quốc tế; Học sinh Sài Gòn chế xe lăn vượt địa hình được giải quốc tế;...là những thông tin KH&CN đáng chú ý trong tuần qua.
Chiều 16/6/2016, nhân kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2016), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức buổi gặp mặt và chúc mừng các nhà báo, phóng viên chuyên viết về lĩnh vực KH&CN.
Đậu tương được đánh giá là một loại cây nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên thời gian qua diện tích trồng loại cây này đang bị thu dần vì chưa có nhiều giống chất lượng cao. Đây chính là lý do nhóm nghiên cứu Viện Di truyền nông nghiệp do ThS. Nguyễn Văn Mạnh triển khai thực hiện Dự án “Sản xuất thử 02 giống đậu tương DT2008 và ĐT51”.