Tại hội thảo quốc tế “Kinh nghiệm xây dựng hệ thống đánh giá, định giá và bảo lãnh công nghệ nhằm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc” tổ chức mới đây, các chuyên gia Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ của Hàn Quốc (KOTEC), các doanh nghiệp,… đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá, định giá công nghệ và bảo lãnh công nghệ.
Tại buổi làm việc với ngài Yasutoshi Nishimura, Nghị Sỹ Thượng Nghị viện (thuộc Đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản) vào chiều 02/5, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân mong các nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục quan tâm cùng với Bộ KH&CN xây dựng Khu CNC Hòa Lạc thành công.
Nhằm triển khai “Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020”, Bộ KH&CN sẽ trình Thủ tướng thông qua ba chương trình lớn: Hợp tác nghiên cứu chung song phương và đa phương về KH&CN; Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hợp tác quốc tế về KHCN; và Tìm kiếm, giải mã và chuyển giao công nghệ nước ngoài về Việt Nam.
Hiện nay thị trường công nghệ Việt Nam vẫn còn non trẻ nên khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu, kể cả những sáng chế còn rất hạn chế. Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệm trong việc định giá sáng chế, định giá bí quyết công nghệ nhằm hỗ trợ cho nhà khoa học đưa kết quả nghiên cứu của họ vào sản xuất và đời sống.
Ông Carsten Meyer - Wiefhausen, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã chia sẻ như vậy tại chuyến thăm và làm việc đoàn doanh nghiệp của CHLB Đức với Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 25/4, tại Hà Nội.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh tại buổi làm việc với đoàn Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ (KOTEC), Hàn Quốc do ông Kim Kihong, Giám đốc Quỹ KOTEC dẫn đầu vào chiều 24/4, tại Hà Nội.
Tập trung phát triển công nghệ trọng tâm; ban hành các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và đổi mới công nghệ, đánh giá, thẩm định công nghệ;… là những kinh nghiệm các chuyên gia, doanh nghiệp Hàn Quốc chia sẻ tại Hội thảo “Kinh nghiệm xây dựng hệ thống đánh giá, định giá và bảo lãnh công nghệ nhằm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc” ngày 24/4, tại Hà Nội.
Ngày 17/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Hội đồng Khoa học Đài Loan tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của Đài Loan trong việc xây dựng và quản lý phòng thí nghiệm trọng điểm”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ KH&CN, các Bộ, Ngành; các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu, Trường đại học, Phòng thí nghiệm trọng điểm của Việt Nam và Đài Loan.
Tham vọng của Chính phủ Bungary là muốn mở mở rộng quan hệ toàn diện với Việt Nam ở mọi lĩnh vực hai bên cùng có thế mạnh. Bungary là thành viên của liên minh Châu Âu nên cánh cửa của liên minh Châu Âu mở rộng đối với Bungary thì cũng có thể giúp mở rộng đối với Việt Nam. Hiện nay, nền KH&CN Việt Nam đang rất phát triển nên Bungary muốn được học hỏi kinh nghiệm từ phía Việt Nam.
Cuối tháng 3 đầu tháng 4 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam có chuyến thăm và làm việc tại nước CH Ấn Độ nhân kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược nhằm cụ thể hóa những chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ đã nêu trong tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng nước Cộng hòa Ấn Độ, TS. Manmohan Singh vào tháng 7 năm 2007.
Ngày 12/4 tại Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NASATI) phối hợp với Công ty Garnet IC và Công ty Infopia (Hàn Quốc) tổ chức Diễn đàn “Giới thiệu công nghệ, thiết bị y tế hiện đại của Hàn Quốc” trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực y tế.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân vừa có buổi tiếp và làm việc với Chủ nhiệm Ủy ban KH&CN cao của Duma Quốc gia Nga V.A Che-resh-nev vào chiều 03/4. Hai bên đều nhất trí cuộc gặp gỡ này sẽ là tiền đề tốt đẹp cho việc tăng cường mối quan hệ hợp tác về KH&CN giữa hai quốc gia.