Vậy là đã gần 10 năm, từ 2003 đến nay khi ông Mai Viết Phương, Việt kiều Úc bỏ xứ người về Việt Nam để theo đuổi ước mơ đưa các giống cam không hạt Caracara, chanh không hạt, quýt không hạt từ nước Úc xa xôi về mảnh đất núi voi thuộc cao nguyên Lâm Viên, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).
Kể từ khi khởi công (năm 1998) đến nay, đã có lúc dư luận nhìn nhận Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc như một cái gì đó xa vời. Trên thực tế, theo đúng lộ trình của Dự án, đến nay, một số hạng mục đầu tư tại đây đã hoàn thiện, đi vào hoạt động với quy mô khoảng 7000 người.
Bắt đầu từ sự đầu tư của Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh và sau đó là Bộ KH&CN, hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã tự tin khẳng định, sản phẩm vi điều khiển SG8V1 có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cũng từ thành công này, một nền công nghiệp vi mạch đã và đang hình thành.
Với sự quan tâm của Nhà nước, các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân đã có những đóng góp nhất định phát triển ngành trồng hoa, cây cảnh, góp phần giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân.
Bằng trí tuệ và tình yêu quê hương, họ đã thắp sáng những ngôi sao Việt trong bầu trời khoa học thế giới đồng thời đóng góp vào sự phát triển của nghiên cứu khoa học trong nước.
Năm mới 2013, nhà nước đã đảm 2% chi ngân sách cho KHCN song có thể đầu tư còn dàn trải và chưa đúng địa chỉ, kinh tế khó khăn là cơ hội để khoa học bộc lộ mình...
Năm 2012 khép lại thật đáng nhớ đối với đôi vợ chồng đảng viên trẻ, thạc sĩ Phạm Quang Thắng và thạc sĩ Ðinh Thị Hoa, giảng viên khoa Nông - Lâm, Trường đại học Tây Bắc. Ðó là đề tài "Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật gây trồng và phát triển rau bò khai, rau sắng tại Sơn La" của vợ chồng anh chị đã đoạt giải ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ (KHCN )Việt Nam năm 2012 (Vifotec).
Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, ThS Dương Thị Mộng Ngọc, Trưởng bộ môn hóa chế phẩm, Trung tâm sâm và dược liệu TPHCM đã cho ra đời dược phẩm Ruvintat điều trị hiệu quả bệnh rối loạn mỡ trong máu, huyết áp cao. Mới đây, sản phẩm đã được Bộ Y tế công nhận là loại thuốc điều trị. Kết quả này mở ra cơ hội cho người dân có thể sử dụng thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên với giá rẻ.
Nông dân Đặng Thanh Lâm (43 tuổi) ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) mới đây đã sáng chế thành công chiếc xe xúc lật có gắn ben, được giới thầu xây dựng đánh giá tốt về công năng lẫn hình thức.
Từ khi bố bị liệt do một tai nạn giao thông, ngoài thời gian học, em Lê Văn Hóa (SN 1994, thôn Ngô Xá Đông, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) thường đi khắp các bãi phế liệu chọn lựa mua bánh xe, bình ắc quy… về làm xe lăn, giường đa năng cho bố.
Mặc dù đã có nhiều bài báo và công bố quốc tế, nhưng với TS Đỗ Thị Hương Giang, nhà khoa học trẻ đã có một số thành công trong lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo cảm biến đo từ trường, những sản phẩm cụ thể giúp ích cho cuộc sống mới là cái đích cuối cùng mà chị hướng tới.