Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 10:51 pm
Cập nhật : 05/03/2013 , 08:03(GMT +7)
Tạo phức sinh học: Tín hiệu lạc quan trong xử lý ô nhiễm kim loại nặng
Nước thải công nghiệp không qua xử lý được xả thẳng ra sông
Một trong những thách thức tại Việt Nam hiện nay đó là chưa có mô hình xử lý ô nhiễm kim loại nặng hoàn thiện đạt được cả các tiêu chí về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.

Để dần giải quyết những thách thức này, ngày 4-3, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại học Loyola Chicago và Hiệp hội Hóa học và Độc học môi trường khu vực châu Á Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo tập huấn quốc tế về Ứng dụng mô hình tạo phức sinh học (BLM) trong quản lý môi trường.

Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp nhưng sự phát triển trong hoạt động công nghiệp đang vượt sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Hiện nay, các ngành công nghiệp đều đổ trực tiếp chất thải chưa được xử lý vào môi trường. Do đó, kim loại nặng và độc tố là các thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết: Hội thảo tập huấn là một trong các hoạt động nhằm giới thiệu về phương pháp ứng dụng mô hình tạo phức sinh học của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), thảo luận về cơ hội và thách thức khi triển khai đánh giá chất lượng ô nhiễm môi trường ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đồng thời rút kinh nghiệm khi thực hiện mô hình thí điểm để làm cơ sở nhân rộng mô hình này. Theo các nhà khoa học, kim loại nặng là những kim loại có phân tử lượng lớn hơn 52(g) bao gồm một số loại như đồng, sắt, chì...chúng có nguồn gốc từ các nguồn nước thải trong công nghiệp, nông nghiệp cũng như trong tự nhiên và đều có những tác hại nhất định đến sức khỏe con người và môi trường sống.

Tuy nhiên, các ngành công nghiệp của Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và hiện không có đủ các phương tiện cần thiết để giảm và loại trừ các tác động môi trường do các hoạt động của mình gây ra. Đây là một nguy cơ gây ô nhiễm tiềm tàng, đe doạ hệ sinh thái.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu kịch bản BLM nhằm đánh giá chất lượng ô nhiễm kim loại nặng (Cu, Zn, Ni) ở châu Á như: Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn (EQS) cho Nicken (Ni) trong hướng dẫn khung về môi trường nước của châu Âu đã đạt được chất lượng sinh thái và hóa học tốt cho các thủy vực nước mặt, kiểm soát tuân thủ được áp dụng trong toàn bộ phương pháp phân loại dựa trên tích lũy sinh học; xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho trầm tích dựa trên tính tương quan giữa các chỉ số của chất lượng sinh thái nền đáy, các nồng độ chất ô nhiễm đo được, dựa trên thực địa và các chất ô nhiễm trầm tích thường biến thiên cùng nhau. Các kim loại nặng có thể gây độc hại và ảnh hưởng đến cả số lượng cá thể và cả đa dạng về thành phần loài của các vi sinh vật đất. Song ảnh hưởng của mỗi nguyên tố đối với các sinh vật không giống nhau. Việc xây dựng ngưỡng độc hại đối với các kim loại nặng là rất khó khăn và tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Tuỳ theo từng nước mà công việc kiểm soát đánh giá đất ô nhiễm có khác nhau.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam cũng đã đưa ra Dự thảo tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Theo đó, hàm lượng kim loại nặng trong đất và trên rau không được quá mức giới hạn cho phép. Cụ thể đồng (Cu) trong rau không quá 10 mg/kg, trong đất không quá 100mg/kg, kẽm (Zn) trong rau không quá 20 mg/kg, đất không quá 500mg/kg, Niken (Ni) trong rau không quá 10 mg/kg, đất không quá 100 mg/kg.

Nguồn tin: Đại đoàn kết

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner