“Theo số liệu mới nhất, tại Việt Nam sản lượng tấm lợp trung bình hàng năm đạt tới trên 80 triệu m2, lượng amiăng nhập khẩu năm 2009 lên tới 64 ngàn tấn, doanh thu toàn ngành năm 2009 đạt 2.100 tỷ đồng. Như vậy, Việt Nam là một trong những nước sử dụng số lượng amiăng lớn, kèm theo đó là những nguy cơ tiềm ẩn về ảnh hưởng của vật liệu này đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường”
Chiều 25/12, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành tổ chức lễ ký kết hợp tác thương mại hóa sáng chế, phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN).
PGS.TS Lê Mạnh Hùng - Chủ nhiệm Chương trình KC.08/11-15 (Chương trình “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên) cho biết, sau 2 năm hoạt động, chương trình đã có nhiều kết quả bước đầu ứng dụng vào thực tế
Với mục tiêu thúc đẩy dịch vụ truyền hình số quảng bá, đặc biệt là truyền hình số mặt đất có thể cung cấp các dịch vụ tương tác tiên tiến nhất trong khi không yêu cầu băng thông cao, các cán bộ của Công ty TNHH Dịch vụ Truyền hình - Viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom) thuộc Đài Truyền hình Việt Nam đã thực hiện thành công cấp Nhà nước Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ truyền hình lai ghép băng rộng và quảng bá…
Đó chính là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa Bộ Quốc phòng và Bộ KH&CN (03/9/2003 – 03/9/2013) diễn ra tại Hà Nội ngày 20/12 vừa qua.
Những tiến bộ trong công nghệ sinh học cho phép nghĩ tới hướng sử dụng tập đoàn giống lúa cổ truyền địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long để nghiên cứu để “phá quang kỳ”, rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa mùa, tìm hướng khai thác nguồn gene lúa cổ truyền tạo ra giống lúa có giá trị thương mại, sức cạnh tranh cao.
Việc chế tạo ra bột huỳnh quang ba màu đã thực sự tạo bước đột phá quan trọng trong việc chế tạo đèn huỳnh quang và huỳnh quang compact. Đó là nhận định của nhiều nhà khoa học về Dự án hoàn thiện công nghệ sản xuất bột huỳnh quang ba màu và chất phụ trợ phục vụ cho sản xuất đèn huỳnh quang ống và huỳnh quang compact của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sau hơn 5 tháng đưa vào áp dụng.
Từ việc lên men tỏi tươi, các nhà khoa học, cán bộ thuộc Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng đã tạo ra loại tỏi đen có tác dụng như vị thuốc đặc trị, chống ô xy hóa, chống lão hóa, phòng chống bệnh ung thư, các bệnh nan y… Đồng thời giúp tăng giá trị ứng dụng thương mại và mở ra hướng phát triển mới cho cây tỏi Việt Nam.
GS. Võ Thạch Sơn cùng cộng sự thuộc Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu và phát triển công nghệ Spray Pyroplysis Deposition ILGAR (Ion Layer Gas Reaction) để chế tạo các phần tử pin mặt trời màng mỏng (còn được gọi là pin mặt trời thế hệ thứ 3 hay pin mặt trời màng mỏng CIGS). Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ Spray ILGAR để lắng đọng các lớp chức năng trong cấu trúc pin mặt trời màng mỏng CIGS.
Thiết lập bộ chủng giống: 300 ống chủng gốc giống và 300 ống chủng sản xuất, bảng tiêu chuẩn cho hệ chủng đủ điều kiện trong sản xuất sinh phẩm sử dụng cho người, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp trên dòng tế bào E.Coli,… là những kết quả bước đầu của dự án Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp trên dòng tế bào E.coli do Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 thực hiện, đem lại nhiều hy vọng mới cho điều trị bệnh ung thư tại Việt Nam.
Kỹ sư Hà Văn Tiến cùng cộng sự tại Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Thái Bình) đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công loại máy cắt giấy khổ A4 (A3) tích hợp nhiều chức năng, không kén định lượng giấy, sản lượng có thể lên đến 2.300 tờ/phút và đặc biệt dùng năng lượng điện sạch nên không thải ra các chất có hại cho môi trường xung quanh.