Bắt đầu cùng không ít những khó khăn, thách thức song với những quyết sách đúng đắn, sau 15 năm, trường Đại học Công nghệ (ĐHCN) – ĐHQG Hà Nội đã và đang trở thành đơn vị nghiên cứu có uy tín trong và ngoài nước.
Sáng ngày 12/10, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức “Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 10” năm 2014.
Kiến thức khoa học là vô tận- mỗi cá nhân không thể giỏi được tất cả lĩnh vực để truyền tải kho tri thức đó đến với công chúng- với cách nghĩ đó, những người làm truyền thông KH&CN Pháp đã chọn giải pháp: tận dụng trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia để tạo sức lan tỏa cho thông tin KH&CN.
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức công bố Chip thương mại SG8V1, KIT DE-SG8V1. Đây là sản phẩm vi mạch đầu tiên của Việt Nam được chính thức đưa ra thương mại trên thị trường.
Không thể phủ nhận những tác động tích cực của phòng thí nghiệm trọng điểm (PTNTĐ) đối với phát triển khoa học công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, đưa nhanh các thành tựu, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Song, vẫn còn không ít PTNTĐ hoạt động kém hiệu quả mà nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu kinh phí và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vừa qua, tại buổi hội thảo “Định hướng nghiên cứu ưu tiên của ngành Vật lý đến 2020”, do Hội Vật lý soạn thảo, nhiều nhà vật lý đã cho rằng, thay vì đưa ra một số lĩnh vực cần ưu tiên, ban soạn thảo đề án của Hội Vật lý đã “ôm đồm” hầu như mọi nội dung nghiên cứu mà NAFOSTED tài trợ, vì thế đề án “quá chi tiết nhưng không đầy đủ”.
Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Đức Chiến – Chủ nhiệm đề tài “Chiến lược phát triển Vật lý Việt Nam đến năm 2020”, một trong những nhà khoa học tham dự buổi hội thảo.
Sản xuất 90 tấn thức ăn theo quy trình công nghệ xây dựng cho tôm hùm giai đoạn giống và thương phẩm; tiết kiệm 24% chi phí thức ăn so với cá tạp;... là những kết quả của Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh” (mã số KC.06.DA05/11-15) do PGS. Lại Văn Hùng, Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang làm chủ nhiệm.
GS. TS Tạ Thành Văn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen - Protein, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội vừa nghiên cứu và bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu xác định đột biến gen quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị ung thư đại trực tràng (UTĐTT) và ung thư phổi (UTP).
Nhóm tác giả Nguyễn Minh Sự và Phạm Quang Thành thuộc Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc đã nghiên cứu thành công công trình “mô hình pha sơn tự động”.
Tình huống doanh nghiệp nước ta do thiếu vốn và công nghệ đã không thể đáp ứng yêu cầu sản xuất linh kiện như tai nghe, sạc pin theo đặt hàng của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam vừa qua một lần nữa hâm nóng câu chuyện về trình độ công nghệ, mức độ quan tâm đầu tư để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Từ 3 hecta đất trồng được Đại học Nông nghiệp hỗ trợ, PGS. TS. Phan Hữu Tôn cùng một số đồng nghiệp đã tự bỏ tiền túi ra để xây dựng khu thực nghiệm của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Nguồn gene Cây trồng. Chủ động và say sưa trong nghiên cứu là phương châm hoạt động của họ. Tuy nhiên, để Trung tâm đứng vững, chỉ những phẩm chất đó không thôi thì chưa đủ.
Ngày 23/9, tại Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu đề tài Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp Nhà nước đã tiến hành nghiệm thu Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh” thuộc Chương trình “Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu chủ lực” (Mã số KC.06/11-15).