Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN
Sau hơn 2 năm thực hiện, dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất máy biến dòng điện (TI), máy biến điện áp (TU) đo lường trung thế kiểu khô điện áp tới 38,5 kV”, mã số KC.05.DA03/11-15 của Kỹ sư Phạm Thế Ngọc đã đạt được kết quả ấn tượng.
Chủ tịch ACM/ICPC Asia GS. Hwang đã chính thức công bố danh sách các đội tuyển châu Á tham dự vòng chung kết toàn cầu kì thi ACM/ICPC 2015, sẽ diễn ra tại Morocco, từ 16-21/5/2015 mới đây.
Ngày 28/1, tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Chương trình KC.01/11-15 đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước Đề tài “Nghiên cứu làm chủ công nghệ dịch vụ đám mây” mã số KC.01.01/11-15 do PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm chủ nhiệm đề tài.
Hàng trăm tỷ đồng được giải ngân để triển khai thực hiện các đề án, chương trình theo đơn đặt hàng; hàng chục đề tài, sản phẩm được ứng dụng sau nghiên cứu… tiếp tục chứng minh khoa học và công nghệ (KH&CN) đang gần hơn với sự phát triển của thành phố. Mặc dù vậy, cho đến nay, doanh nghiệp chưa hứng thú với việc dùng một phần ngân sách để nghiên cứu, phát triển công nghệ. Đây là vấn đề đặt ra cho Sở KH&CN TPHCM trong kế hoạch hoạt động năm 2015.
Thông tin từ Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam (IPP, Bộ KH&CN cho biết, trong năm 2015, IPP sẽ triển khai chương trình học bổng Đổi mới Sáng tạo (Innovation Fellowship Program) có uy tín đầu tiên tại Việt Nam.
Khẳng định vị thế của ngành công nghiệp vi mạch không chỉ tại khu vực mà còn trên thế giới, bắt đầu thương mại hóa sản phẩm chip trong các lĩnh vực của cuộc sống như giao thông, điện lực, nông nghiệp… Đó là thành tựu rất đáng tự hào của Chương trình Phát triển vi mạch T.P HCM (Chương trình) sau 2 năm triển khai. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đặt ra, còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần mà Chương trình cần vượt qua.
Ngày 17/01/2015, tại Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã diễn ra buổi nghiệm thu cấp nhà nước đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng”, mã số KC08.07/11-15 do PGS.TS Nguyễn Văn Thắng làm Chủ nhiệm.
Mỗi băng chuyền mía trước đây sử dụng trong một vụ ép chỉ tải được 55.000 – 60.000 tấn mía, nay đã tải được 280.000 tấn mía. Nếu mỗi năm doanh nghiệp ép 100.000 tấn mía, số tiền làm lợi sẽ là hơn 294 triệu đồng.
Với mẫu cành non và lá cây thông đỏ trồng ở Đà Lạt sấy ở nhiệt độ 500C và nghiền thành bột thô, các hóa chất,… nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Công ty CP Y dược phẩm - Vimedimex, Trung tâm Sâm và Dược liệu đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu hoàn thiện và đồng bộ hóa quy trình chiết tách hoạt chất trong cây thông đỏ bằng nhiều kỹ thuật khác nhau để làm thuốc điều trị ung thư.
Ông Vũ Thanh Thắng, Phó chủ tịch phụ trách mảng phần cứng và SmartHome của Bkav cho rằng hệ thống nhà thông minh Bkav SmartHome đang đứng số 1 thế giới về công nghệ và sản phẩm. Giải pháp này đang được Bkav trình diễn tại CES 2015.
Được đánh giá cao về kết quả nghiên cứu, ngày 8/1, tại Hà Nội, đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật can thiệp mạch và phẫu thuật nội soi trong điều trị chấn thương gan và thận” đã được nghiệm thu.
Tối ngày 8/1/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự Lễ ra mắt Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner