Quy trình được triển khai theo chuỗi khép kín từ nghiên cứu, thử nghiệm đến ứng dụng vào sản xuất và phân phối thương mại hóa sản phẩm, giúp tận dụng được nguồn phụ phẩm dồi dào và nâng cao giá trị của con tôm.
Dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ (FIRST) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ và Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) là cơ quan quản lý đã có sức tác động, lan tỏa, làm “bà đỡ” cho nhiều sản phẩm KHCN; tạo nên mối liên kết chặt chẽ, hiệu quả từ các viện – trường – doanh nghiệp trong nghiên cứu, thương mại hóa sản phẩm KHCN. Theo đánh giá của ông Dilip Parajuli - Chuyên gia kinh tế cao cấp, Chủ nhiệm Dự án FIRST của WB, Dự án đã đạt được các mục tiêu đặt ra, nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra nhằm phục vụ việc đề xuất các cơ chế, chính sách và những dự án đầu tư tiếp theo.
rí tuệ nhân tạo (AI) không lấy đi việc làm của con người, nhưng sẽ thay đổi cách con người làm việc. AI sẽ tiếp tục tác động đến nơi làm việc trong nhiều năm tới…
Nhân loại đã phải chờ đợi trong suốt một khoảng thời gian dài lên tới hàng thập kỷ để có thể được hưởng những thành tựu của y học. Nhiều công trình được đánh giá là bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực y tế. Năm 2019 lĩnh vực y tế đã có những công trình xuất sắc khẳng định trình độ KH&CN trong Y học của nước ta, tiệm cận được với khu vực và thế giới.
Sáng 17/01/2020, tại trụ sở của Viettel, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.
Với tổng số công bố hơn 2.273 bài, trong đó số bài báo quốc tế là 1178, số bài đăng trên tạp chí quốc tế uy tín đạt tiêu chuẩn (SCI và SCI-E) là 888 bài, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí đứng đầu cả nước trong công tác nghiên cứu cơ bản trong năm 2019.
Với sự hỗ trợ từ các chuyên gia người Việt Nam ở Hoa Kỳ và Đài Loan, Viện Khoa học Vật liệu đã nghiên cứu, phát triển công nghệ chế tạo vật liệu có độ dẫn nhiệt cao chứa thành phần cácbon cấu trúc nanô và ứng dụng vật liệu chế tạo được trong tản nhiệt cho một số linh kiện, thiết bị điện tử công suất lớn và đã chuyển giao thành công cho doanh nghiệp, đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.
Sản xuất hữu cơ là một xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tuy nhiên, ngành nông nghiệp lại đang phải đối mặt với nguy cơ lớn bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, tài nguyên đất và tài nguyên nước đang ngày càng bị thu hẹp. Để giải quyết các vấn đề đó, đòi hỏi các quốc gia phải chuyển dần từ phương thức sản xuất truyền thống sang mô hình nông nghiệp thông minh.
TS. Nghiêm Xuân Khánh (Viện Di truyền nông nghiệp) và các thành viên Trung tâm Đánh giá không phá hủy NDE (Viện NLNTVN) đã chế tạo thiết bị chiếu xạ gamma đầu tiên tại Việt Nam dùng nguồn phóng xạ đã qua sử dụng để hỗ trợ nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng.
Sau gần 20 năm bị thống lĩnh bởi các thiết bị và thuốc nhập khẩu, sản phẩm stent mạch vành phủ thuốc “made in Vietnam” lần đầu tiên được sản xuất thành công có chất lượng tương đương sản phẩm từ châu Âu, châu Mỹ nhưng giá thành chỉ bằng 60-70% giá nhập khẩu, mở ra cơ hội điều trị bệnh tim cho hàng triệu người trên khắp cả nước. Việt Nam cũng là nước thứ hai của Đông Nam Á sản xuất được sản phẩm ứng dụng trang thiết bị y tế kỹ thuật cao này.
Ngày 11/12, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị tổng kết dự án và trao đổi về phát triển chiếu sáng LED ở Việt Nam.