Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN
Thời gian tới, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục có nhiều giải pháp về khoa học công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Giá trị xuất khẩu trực tiếp của doanh nghiệp công nghệ thông tin đạt 38.500 tỷ đồng, cao gấp bốn lần 5 năm trước đó, kết quả giai đoạn 2016-2020.
Không chỉ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) còn triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
Là một startup công nghệ tại thung lũng Silicon (Mỹ), TS Hùng muốn thế hệ trẻ Việt được tiếp cận công nghệ sớm hơn để phát huy lợi thế toán học.
Sau nhiều năm nghiên cứu, nhóm nhà khoa học do PGS. TS Nguyễn Minh Tân, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Ứng dụng các Hợp chất Thiên nhiên (INAPRO), Trường đại học Bách khoa Hà Nội đứng đầu đã phát triển thành công công nghệ cô đặc nước quả tại nhiệt độ thấp và áp suất thường (công nghệ Jeva). Công nghệ này mở ra cơ hội để giải quyết tình trạng “được mùa mất giá” cũng như ứng phó với các biến động của thị trường xuất khẩu nông sản.
Ngày 28/01, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Công tác phía Nam (Cục CTPN), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (KHTN) - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn công nghệ cao Advantech (Advantech) đã tổ chức Lễ ký biên bản hợp tác toàn diện giữa ba Bên.
Từ năm 2015 đến nay, bằng sự đầu tư nâng cao năng lực công nghệ và triển khai sâu rộng phong trào lao động sáng tạo, Nhà máy A31, Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ), đã hoàn thành hàng trăm đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích, đưa vào ứng dụng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sửa chữa sản phẩm, bảo đảm tốt vũ khí, khí tài tên lửa phòng không (TLPK) phục vụ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) và huấn luyện, diễn tập...
Sau 7 năm thành lập, Phòng Thí nghiệm trọng điểm về An toàn thực phẩm và Môi trường (FESR) trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã trở thành một trong những phòng thí nghiệm đi đầu trong lĩnh vực chuyên môn, dựa trên nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, có kỹ năng tốt và trang thiết bị hiện đại.
Có gần 200 gian hàng đến từ các viện trường, doanh nghiệp, cá nhân trong cả nước tham gia triển lãm tại sự kiện “Kết nối cung – cầu công nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2020” tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghiệp 4.0, xử lý chất thải - môi trường; năng lượng - giải pháp tiết kiệm năng lượng…
Dự án mang tên Hoori do Nguyễn Minh Luân và Nguyễn Thành Nhân thực hiện, vô địch cuộc thi AI Hackathon online "RESET 1010" do Tổ chức thúc đẩy đổi mới công nghệ AngelHack tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ. Lễ trao giải được tổ chức chiều 28/11 trong khuôn khổ Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN).
Vượt qua 300 ý tưởng và dự án, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap.Asia giành giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo Startup Hunt 2020, nhận giải thưởng 100 triệu đồng.
Trong khuôn khổ Techfest Vietnam 2020, Làng Công nghệ giáo dục sẽ tổ chức hội thảo “Nền Văn hóa Đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở và Giáo dục Mở” vào chiều ngày 28/11/2020. Hội thảo sẽ có sự tham gia đại diện của chính phủ, trường học, startups, doanh nghiệp, nhà đầu tư…với những kiến thức, kinh nghiệm và góc nhìn khác nhau để thúc đẩy văn hóa hợp tác nói chung và giáo dục nói riêng. Sự đa dạng và hợp tác là chìa khóa của giáo dục mở.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner