Đây là cuộc thi thường niên do ĐH Bách khoa TPHCM phối hợp với Sở KH&CN TPHCM tổ chức từ năm 2017, nhằm khuyến khích các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thanh thiếu niên.
“VCCA-2021 là sự kiện Khoa học và Công nghệ ở quy mô quốc gia và quốc tế ngày càng có uy tín và được sự ủng hộ của các bộ ngành, địa phương và sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, các viện trường và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tự động hóa.
Lần đầu tiên các đề tài thuộc chương trình KC.09 có thể tự chủ nghiên cứu biển sâu, khảo sát khoáng sản trên biển mà không cần sự hỗ trợ của nước ngoài. Đây là một trong những thành công nổi bật nhất của chương trình giai đoạn 2016-2020, tạo tiền đề cho các nghiên cứu về tìm kiếm khoáng sản ở Biển Đông trong thời gian tới.
Thời gian qua, sự dịch chuyển về chính sách phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo đã đem lại nhiều kết quả rõ rệt. Bà Hà Tú Cầu - Phó Tổng Giám đốc, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Công ty cổ phần Thiết bị y tế và Nhà máy Vật liệu sinh học (MEDEP JSC) đã có những chia sẻ với vai trò là đơn vị thụ hưởng của Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” (KC.10/16-20).
Sau 5 năm hoạt động, với sự nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan quản lý, rất nhiều sản phẩm đã được thương mại hóa, ứng dụng trong thực tiễn. Các nhiệm vụ của các chương trình KC, KX luôn đề cao tính ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong phục vụ sản xuất và đời sống, hầu hết các kết quả nghiên cứu đều được yêu cầu đánh giá, triển khai thử nghiệm tại thực tiễn.
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y Hà Nội chủ trì, phối hợp với một số đơn vị liên quan đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình tách chiết, nuôi cấy hoạt hóa, tăng sinh tế bào miễn dịch tự thân gamma delta T (γδT) và diệt tự nhiên (NK) trong điều trị ung thư phổi và bước đầu điều trị thử nghiệm ở các bệnh nhân. Nghiên cứu này đã mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân ung thư phổi tại Việt Nam.
Đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, hiệu quả trong bối cảnh nguồn dầu thô Bạch Hổ ngày càng suy giảm về sản lượng cung ứng và có chất lượng không ổn định, chỉ số năng lượng EII giảm đáng kể từ mức 118% trong năm 2014 xuống mức 103% - 106% trong các năm 2018, 2019, tổng chi phí sản xuất của nhà máy giảm dần từ mức 7,1 USD/1 thùng dầu trong năm 2014 xuống còn 4,9 USD/thùng dầu trong năm 2019.
Đầu tháng 12/2021, thông qua Bộ Y tế, Công ty DB - cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark tài trợ thêm 1,1 triệu viên thuốc cho chương trình thí điểm mở rộng sử dụng thuốc Molnupiravir điều trị cho F0 tại nhà. Tổng số thuốc DB đã tài trợ cho chương trình lên tới hơn 2 triệu viên.
Cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh hô hấp” đã đưa ra được những kỹ thuật tiên tiến, đột phá mang tính sáng tạo, khẳng định được vị thế của y tế Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và tiệm cận trình độ quốc tế về lĩnh vực chẩn đoán, điều trị các bệnh đường hô hấp, hướng tới chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam.
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được quy hoạch hướng tới mục tiêu phát triển thành một thành phố khoa học và công nghệ, một đô thị sinh thái và thông minh nên định hướng thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc không đặt nặng vấn đề “lấp đầy” trong thời gian gần nhất.