Đời sống xã hội ngày càng nâng cao, việc sử dụng đồ ăn sẵn (đồ ăn công nghiệp) và các loại phụ gia thực phẩm nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn, tiết kiệm thời gian chế biến là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, hiện nay trong lĩnh vực công nghệ đang hình thành một hệ thống các công nghệ chế biến thực phẩm, góp phần năng cao giá trị cây lương thực, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Bài viết này xin giới thiệu một vài công nghệ Việt Nam đang được triển khai rất thành công.
Cùng với sự phát triển của hệ thống truyền thông đa phương tiện, công nghệ phần cứng, vừa qua Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân 2 trước đây) phối hợp với Viện Công nghệ thông tin (CNTT) thuộc Viện Khoa học-Công nghệ Quân sự (Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống phần mềm mô phỏng 3D và được áp dụng ngay vào huấn luyện chuyên ngành quân sự đạt hiệu quả cao.
Không còn những vạt lục bình xanh ngắt, từng đàn cá lao xao dưới làn nước xanh… Con sông hiền hòa, từng một thời là miếng sinh nhai của bao nông dân nay trở thành những dòng sông chết bởi thứ vỏ trấu mỏng manh, bé nhỏ. Làm gì với hàng tấn vỏ trấu ngổn ngang trôi theo dòng nước sau mỗi mùa thu hoạch tại ĐBSCL? Câu hỏi ấy thành nỗi băn khoăn theo suốt quãng đời sinh viên một cô gái nhỏ khi ấy và giờ là giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ TPHCM.
Trong hoạt động của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, việc gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ quan trọng. Nó không chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.
Thiết kế, rồi gắn động cơ, làm khung xe và cả phần vỏ áo ôtô cũng do tự tay sinh viên chế tác. Sau nhiều tháng, 3 chiếc xe Việt Nam đã hoàn thành và sẵn sàng tham gia cuộc đua tiết kiệm nhiên liệu với các nước.
Bắc Băng Dương, vũ trụ và không gian mạng – những khu vực mà trước đây con người chưa với tay tới hay đơn giản là không tồn tại, nhưng hiện nay đã có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn. Do vậy chúng ta phải chuẩn bị cho những cuộc xung đột ở những khu vực mà mới gần đây vẫn chưa có người đặt chân đến nơi này.
Sáng 13/6, tại gian máy Nhà máy Thủy điện Sơn La, chiếc rô to nặng 1.000 tấn đã được những người thợ lắp máy Công ty cổ phần Lilama 10 lắp đặt chính xác vào vị trí tổ hợp của tổ máy số 3 an toàn tuyệt đối. Sản phẩm rô to kết quả từ đề tài nghiên cứu khoa học do Công ty Cơ khí Quang Trung nghiên cứu, chế tạo thành công.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ KH&CN đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trạm thu phát tín hiệu điều khiển vệ tinh, hạng mục Trạm điều khiển vệ tinh ngày 10/6.
Một trong những công nghệ viễn thám tiên tiến nhất đã được các nhà khoa học thuộc Trung tâm Viễn thám và Geomatics, Viện Địa chất (Viện KH&CN Việt Nam) nắm bắt và ứng dụng thành công trong việc dự báo điểm cháy rừng. Trong tương lai, công nghệ này sẽ được triển khai trên nhiều lĩnh vực như nghiên cứu tài nguyên, địa hình... Tuy nhiên, hiện nay công nghệ nay chưa được quan tâm đúng mức.
Với công nghệ sản xuất rượu từ quả điều của các nhà khoa học thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, đề tài đã mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị cho cây đặc sản của vùng Duyên hải nam Trung bộ, Đông nam bộ.
Từ số vốn ban đầu hơn 30 triệu đồng, sản xuất một loại sản phẩm là men dùng cho tráng sắt, đến nay, Công ty TNHH Silicat Việt An đã có sự phát triển không ngừng về mọi mặt. Giá trị sản xuất hàng hóa từ 600 triệu đồng năm 1999 đến năm 2009 đã đạt 26 tỷ đồng. Việc nghiên cứu và ứng dụng thành công các đề tài khoa học có tính quyết định đến những thành công đó.
Đây là kết quả mà bộ test kiểm tra nhanh hàm lượng asen trong nước do Th.S Lê Trọng Văn, Viện Kỹ thuật hóa sinh và Tài liệu nghiệp vụ, Bộ Công an nghiên cứu thành công.