Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN
Thông tin trên được đưa ra tại Thông tư 15/2011/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
Thứ trưởng thường trực Bộ KH - CN Nguyễn Quân nhấn mạnh: “Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tới năm 2020 sẽ bám sát vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam”.
Ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (ĐTG) cho biết: Năm 2010, Vụ ĐTG đã đạt được một số kết quả trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ.
Quỹ Phát triển khoa học công nghệ (KHCN) TPHCM trong ba năm chỉ cho vay được hơn 50% vốn. Hiện quỹ đang tiến hành cải tiến thủ tục quy trình quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng chấp nhận yếu tố mạo hiểm với số vốn dự kiến tăng gấp 10 lần.
Ngày 19/1, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) đã tổ chức “Hội nghị cán bộ - viên chức, Tổng kết công tác năm 2010 và Phương hướng hoạt động năm 2011”. Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Cương lĩnh bổ sung, phát triển 2011 được trình tại Đại hội Đảng XI khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư phát triển KHCN
Từ ngày 1/9/2010, hoạt động khuyến khích, thúc đẩy hoạt động hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Nghị định số 80/2010/NĐ-CP) đã chính thức đi vào hoạt động. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đỗ Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH-CN) về tình hình, phương hướng thực hiện triển khai Nghị định.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia (SPQG) đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015, sẽ hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia do các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) được xem là phương thức cấu trúc lại hệ thống tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ theo hướng tăng cường năng lực triển khai thực nghiệm và đổi mới công nghệ ở khu vực sản xuất. Ở Việt Nam, mô hình DN KH&CN đang được quan tâm đầu tư, có cơ chế chính sách phù hợp để tạo môi trường hình thành và phát triển DN KH&CN.
Năm năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam đến năm 2010 (gọi tắt là Chiến lược), hoạt động KH&CN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và mục tiêu tăng cường năng lực của ngành KH&CN nói riêng.
Tại Hội nghị Thương mại về Công nghệ lần thứ 4 do Công ty IDG Ventures Vietnam, DFJ VinaCaptital và SAVVi tổ chức tại Tp. HCM vừa qua, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc đã ký Biên bản ghi nhớ với Công ty IDG Ventures Vietnam, DFJ VinaCaptital và Tổ chức SAVVi để triển khai Chương trình thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghệ cao (SMEs) đầu tư tại Khu CNC Hòa Lạc.
Các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH-CN tự đảm bảo hoặc chưa tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên, tuy có khác nhau về mốc thời gian nhưng sẽ chuyển đổi thành các tổ chức KH-CN tự trang trải kinh phí hoạt động. Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Kim Anh trả lời phỏng vấn Báo Phú Yên về chính sách và giải pháp phát triển các tổ chức KH-CN ở Phú Yên trong thời gian tới.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner