Sau 6 năm thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập, đến nay, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có 2 tổ chức KH&CN chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ và đã có những kết quả ban đầu.
Đến nay, có 7 đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn chưa tìm được biện pháp khắc phục như nguồn thu từ dịch vụ thấp, khó thương mại hóa kết quả nghiên cứu, một số cơ chế về tài chính chưa rõ ràng,…
Việt Nam đang khẩn trương xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011-2020. Đối với một nước công nghiệp hóa đi sau, đang chủ động, tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, bên cạnh việc tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển đến năm 2010, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế của các nước đi trước trong xây dựng chiến lược phát triển là rất cần thiết và có ý nghĩa đối với chúng ta trong việc xây dựng các chiến lược nêu trên.
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) của Việt Nam được hình thành gắn liền với việc ươm tạo công nghệ. Đây chính là một lực lượng sản xuất mới, thực hiện ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất, kinh doanh, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngày 21/4/2011, Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân và Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Trần Quang Quý đã chủ trì Hội nghị Triển khai Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP tại Bộ GD&ĐT. Tham dự buổi làm việc có đại diện Bộ Nội vụ, một số đơn vị chức năng của Bộ KH&CN, Bộ GD&ĐT và đại diện một số trường đại học tại Hà Nội.
Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ nâng mức đầu tư cho KH&CN đạt 1,5% GDP, đồng thời sẽ thay thế cơ chế tài chính hành chính hiện nay bằng cơ chế tài chính sự nghiệp.
Với nhiều nước trên thế giới, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ là bệ phóng để hình thành những doanh nghiệp công nghệ cao... Còn nước ta, theo đánh giá chung, hầu hết các vườn ươm hiện nay đều đang trong giai đoạn đầu của quá trình ươm tạo, do đó còn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc về hình thành pháp nhân, bộ máy, cơ chế điều hành, nguồn nhân lực và vốn...
Hiện nay, nhiều trường đại học (ÐH) tại TP Hồ Chí Minh chọn hướng phát triển trở thành ÐH nghiên cứu, trong đó tập trung đầu tư nâng cao vị thế về khoa học công nghệ. Ðây là mô hình trường ÐH có sự kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) đáp ứng nhu cầu xã hội.
Sáng 30/3, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược quốc gia về nhân tài trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đồng chí Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chủ nhiệm đề tài chủ trì Hội nghị.
Các văn kiện được trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đầu tư phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN).
Ngày 9/3, tại Hà Nội, đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư đã có buổi làm việc với Liên hiệp hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam (Vusta). Nhiều vướng mắc sẽ được tháo gỡ trong thời gian tới để tạo niềm tin trong giới trí thức.