Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN
Việc đầu tư cho các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp hay vai trò của các nhà khoa học, ngành chức năng tại những thời điểm cấp thiết trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội… là những vấn đề đang đặt ra hiện nay cũng đã được Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân giải đáp trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” ngày 9/6 tại Hà Nội trên sóng truyền hình VTV1.
Mặc dù có được nguồn chi đầu tư phát triển lớn, nhưng tại các địa phương hiện nay lại đang tồn tại một nghịch lý là nguồn nhân lực rất thiếu và yếu. Đại đa số các tổ chức KH-CN có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, có năng lực là các tổ chức KH-CN Trung ương thuộc các bộ, ngành quản lý; các tổ chức KH-CN trực thuộc các tỉnh, thành phố có lực lượng cán bộ vừa mỏng, và trình độ chuyên môn không cao. Như vậy, có thể nói, chúng ta đang cố tập trung nguồn chi ĐTPT vào nơi có nguồn nhân lực KH-CN mỏng và ít.
Để cụ thể hóa các chủ trương về phát triển KH&CN trong Cương lĩnh và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra, Hội nghị lần thứ 6 của BCHTW khóa XI của Đảng đã thông qua Nghị quyết mới “Về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết TW6). Và trong Dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi) (sau đây gọi tắt là Dự thảo Luật), những nội dung chủ yếu của Nghị quyết TW6 đã được thể chế hóa thành các quy định.
Mười năm là khoảng thời gian không dài đối với một Chiến lược phát triển mang tầm quốc gia. Nhất là khi đã bước qua năm 2013, tức là chỉ còn 7 năm để hiện thực hóa tất cả những mục tiêu mà Chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã đề ra. Tuy nhiên, vấn đề xã hội hóa đầu tư cho KH-CN vẫn gặp khó do vướng rào cản từ cơ chế chính sách.
Đây sẽ là nội dung chính của Hội nghị tham vấn góp ý dự thảo Luật KH&CN (sửa đổi) và dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành diễn ra ngày 5/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chia sẻ ý kiến về dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi), ĐBQH, Phó giám đốc Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Nam Định Hoàng Thị Tố Nga cho rằng chính sách của Nhà nước để huy động đầu tư khu vực ngoài nhà nước cho khoa học và công nghệ, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ…là yếu tố hết sức quan trọng phát triển khoa học công nghệ.
Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã thể hiện rõ vị trí, vai trò của các tổ chức khoa học công nghệ, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích và huy động nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, trong đó, có những chính sách mang tính đột phá so với Luật hiện hành.
ĐBQH, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu Huỳnh Minh Hoàng đã khẳng định như vậy khi đóng góp ý kiến cho dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi). Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng cho rằng, nhân lực KH&CN và tài chính cho KH&CN là hai nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển KH&CN nói riêng và KT- XH nói chung của đất nước.
Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải trình tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) do ủy viên UBTVQH, chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày.
Trong chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ (KH và CN) sẽ được các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, đóng góp ý kiến và xem xét thông qua. Ba nội dung chính đổi mới căn bản trong chính sách của Ðảng và Nhà nước về KH và CN, được thể hiện trong Dự thảo Luật KH và CN đó là chính sách đầu tư cho KH và CN; cơ chế tài chính, cơ chế tổ chức hoạt động KH và CN; phát triển nguồn nhân lực và trọng dụng nhân tài KH và CN.
Cách đây tròn 50 năm, ngày 18.5.1963 tại Đại hội lần thứ Nhất của Hội phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”.
So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản thì ở Việt Nam với mức chi 2% tổng chi ngân sách quốc gia cho KH&CN tương đương với khoảng 700 triệu USD được xem là con số khá khiêm tốn. Nhưng đối với Việt Nam thì con số đó đã thể hiện sự quan tâm lớn của nhà nước đối với KH&CN.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner