Theo TS. Lương Đăng Ninh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Lạng Sơn, hiện Sở đang hỗ trợ nông dân xây dựng hệ thống thương mại cho sản phẩm hồi mang chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Lạng
Ông Lương Đăng Ninh cho biết, trên thực tế các địa phương mới chỉ hoàn thành việc xác lập quyền, trong khi cơ chế và các thao tác quản lý chưa được thiết lập hoặc nếu có cũng chỉ một số quy chế quản lý nội bộ, quản lý bên ngoài, chưa hoạt động có hiệu quả.
Nhiều sản phẩm nông sản mang chỉ dẫn địa lý được xuất khẩu ra nước ngoài cũng chưa có cơ chế ràng buộc đối với người sản xuất, chế biến và doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời nhà nước chưa có chính sách khuyến khích họ tham gia vào các quy trình sản xuất, quản lý và phát triển sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý khi xuất khẩu ra ngước ngoài, giá trị xuất khẩu còn rất thấp, chưa có gì phân biệt rõ ràng hơn hàng hoá cùng loại chưa được mang chỉ dẫn địa lý xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nói cách khác chưa khai thác và phát huy lợi thế sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý khi xuất khẩu ra nước ngoài.
Hồi phân bố hầu hết ở các huyện, thành phố của Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia. Diện tích trồng hồi của 2 huyện này chiếm tới 55,9% diện tích trồng hồi toàn tỉnh (do ở những địa phương này đất được phát triển trên đá mẹ Riolit và phiến thạch màu nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng đất sâu, tỷ lệ mùn cao). Với diện tích rừng hồi nói trên, trong vài năm tới đây cây hồi đến thời điểm cho thu hoạch thì đây là tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.
Trên thị trường, sản phẩm thương mại hiện nay chủ yếu là quả hồi phơi khô. Thực tế khảo sát cho thấy kích thước (đường kính) của quả hồi khi phơi khô từ các mẫu thu tại các khu vực khác nhau biến động khá lớn, dao động từ 19,30 mm tới 36,53 mm. Theo thông lệ hiện nay, quả hồi khô được đánh giá có chất lượng cao cần đạt đường kính không thấp hơn 25,00 mm.
Cùng với đường kính quả, tỷ lệ quả bị lép cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Đối với quả hồi khô có từ 2 cánh (đại) trở lên không phát triển được coi là quả bị lép. Kết quả phân tích quả chính vụ (thu hoạch vào tháng 8) của chúng tôi cho thấy, nhiều cây có tỷ lệ lép rất cao đạt tới 65,9%, tuy nhiên vẫn tồn tại những cá thể có tỷ lệ quả lép rất thấp (2,43% - 9,8%).
Kết quả nghiên cứu ngành hàng đã xác định được các kênh hàng truyền thống, các kênh hàng mới, hiểu được các hoạt động và cơ chế giao dịch của các tác nhân; phân tích được điểm yếu, điểm mạnh của từng kênh hàng và lựa chọn kênh hàng tiềm năng; tổ chức thử nghiệm kênh hàng tiêu thụ mới cho sản phẩm hoa hồi mang CDĐL.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, đặc tính về sự ổn định năng suất và chất lượng sản phẩm hồi có chiều hướng giảm đi. Điều đó dẫn đến sự không ổn định trong nguồn cung ứng, giá bán hồi mặc dù biến động theo chiều hướng tăng lên, bình quân giá bán hoa hồi khô và tinh dầu hồi từ năm 2007 đến nay tăng 2- 3 lần. Mức giá bán năm 2007 từ 20.000- 25.000 đồng/kg hồi khô, 150.000- 200.000 đồng/1 lit tinh dầu, đến nay năm 2010 mức giá bán từ 70.000- 75.000 đồng/kg hồi khô, 350.000-400.000 đồng/1 lít tinh dầu.
Thị trường hồi và các sản phẩm hồi của Lạng Sơn khá phong phú và đa dạng về. Tại thị trường trong nước người biết sử dụng và nhu cầu sử dung ngày càng tăng lên. Thị trường các nước được mở rộng, ngoài thị trương truyền thống nay được mở rộng ra nhiều thị trường mới, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thanh viên Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Các sản phẩm hồi của Lạng Sơn được lưu thông qua nhiều tác nhân theo nhiều kênh hàng, có những kênh hàng ngắn trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, còn lại là các kênh hàng với sự tham gia của nhiều tác nhân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu trong khuôn khổ dự án Sở KH&CN Lạng Sơn đã tập trung nghiên cứu và xác định được kênh hàng xuất khẩu. Theo kênh của các cơ quan nhà nước như; Cục Sở Hữu trí tụê, Cục thông tin khoa học - Bộ KH&CN,cục Xúc tiến thươmg mai,Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương, các sản phẩm hồi của Lạng Sơn được mang sang triển lãm tại Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác trên thế giới
Qua nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định được các kênh hàng tiêu thụ Hoa hồi và các sản phẩm hồi và các tác nhân tham gia như sau: Kênh 1: Hộ trồng hồi - Hộ tiêu dùng; Kênh 2: Hộ trồng hồi - Hộ cất tinh dầu - Hộ tiêu dùng; Kênh 3: Hộ trồng hồi - Hộ thu mua - nhà máy sản xuất - người tiêu dùng; Kênh 4: Hộ trồng hồi- Hộ thu mua - Doanh nghiệp xuất khẩu - Các nước nhập khẩu; Kênh 5: Hộ trồng hồi - Hộ thu mua - Hộ cất tinh dầu - Các nước nhập khẩu.
Kênh 4 và kênh 5 là kênh hàng chính tiêu thụ các sản phẩm hồi Lạng Sơn xuất khẩu ra nước ngoài, chiếm đến 80% lượng hồi tiêu thụ, kênh 2 và kênh 3 phục vụ sản xuất trong nước chiếm 15%, kênh 1 phục vụ trực tiếp người tiêu dùng chiếm 5% lượng hồi tiêu thụ.