Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Thứ bảy, 23/11/2024 , 04:18 pm
Cập nhật : 07/05/2010 , 21:05(GMT +7)
Truyền thông về sở hữu trí tuệ: Những kinh nghiệm của Thụy Sỹ
Nằm trong khuôn khổ Dự án Việt Nam – Thụy Sỹ về sở hữu trí tuệ (Dự án SVIP), Cục sở hữu trí tuệ phối hợp với Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Thụy sỹ đã tổ chức đoàn khảo sát gồm các cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm trong công tác đào tạo và tuyên truyền về sở hữu trí tuệ tham gia khóa đào tạo về công tác tuyên truyền sở hữu trí tuệ tại thành phố Bern- Thụy Sỹ.

Thụy Sĩ là một quốc gia không giáp biển nằm bên cạnh các quốc gia lớn là Đức, Pháp, Áo. Đất nước này có tới bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Latinh, dễ dàng cho việc giao lưu ngôn ngữ.
Thụy Sỹ vốn có truyền thống lịch sử về sự trung lập. Kể từ năm 1815 đến nay, họ chưa xảy ra bất kỳ một cuộc chiến tranh nào. Cả thế giới đặt đất nước này trong sự bao bọc và bảo vệ.
Các ngân hàng và các tổ chức quốc tế quan trọng như Unesco, Tổ chức Thương Mại Thế giới đều đặt trụ sở chính tại đây.
Tuy nhỏ bé và không có nhiều tài nguyên, nhưng Thụy Sỹ có sự phát triển vững mạnh về kinh tế với hệ thống ngân hàng uy tín nhất thế giới và nhiều ngành đạt trình độ cao như cơ khí, dược phẩm, du lịch, nghề chế tạo đồng hồ.
Ngành Giáo dục cũng đang là một trong những thế mạnh của Thụy Sỹ, nổi bật là  đào tạo du lịch và quản lý khách sạn nhà hàng.
Hàng năm có đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới ghé thăm Thụy Sỹ, thưởng thức món Socola tuyệt hảo, các lâu đài cổ kính và tham gia các trò chơi trượt tuyết và các thế vận hội mùa đông mà Thụy Sỹ thường xuyên đăng cai.
 

Một góc trưng bày hàng thật hàng giả tại Thụy Sỹ

Ngoài ra, Thụy Sỹ có nền KH&CN phát triển, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất,…. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Thụy Sỹ, song nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho hoạt động này chính là KH&CN, trong đó có SHTT, Chính phủ Thụy sỹ đã ban nhiều đạo luật về KH&CN và SHTT, thành lập tòa án riêng về SHTT, phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuyên truyền nâng cao nhận thức của công chúng về SHTT, tổ chức các chiến dịch chống hàng giả và xâm phạm bản quyền, xây dựng thương hiệu quốc gia “SWISS MADE”, hỗ trợ đưa nhanh các kết quả nghiên cứu ra thị trường... góp phần đưa hàng hóa, dịch vụ của Thụy Sỹ có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, tạo dựng một quốc gia thịnh vượng với GDP bình quân đầu người khoảng 35.000 USD/năm.
Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, Chính phủ Thụy sỹ đặc biệt quan tâm đến phát triển KH&CN và xây dựng xã hội sáng tạo. Hàng năm Chính phủ liên bang và các địa phương chi khoảng 18,4% trong tổng số chi ngân sách cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Theo thống kê của Viện sở hữu trí tuệ liên bang Thụy Sỹ (IPI), số lượng sáng chế của Thụy sỹ trên dân số (khoảng 7,5 triệu người) đứng hàng đầu thế giới, Thụy sỹ đã thành lập Cơ quan thúc đẩy sáng tạo (CTI) trực thuộc Cục liên bang về các vấn đề kinh tế từ năm 1943, với ngân sách khoảng 100 triệu USD/1năm có chức năng hỗ trợ cho quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các Trường Đại học và Viện nghiên cứu. Trong khoảng 3 năm, từ khi có kết quả nghiên cứu đến khi khởi tạo thành công doanh nghiệp KHCN, CTI sẽ hỗ trợ về tài chính, bí quyết công nghệ, đào tạo về quản lý, mạng lưới chuyên gia và SHTT để các doanh nghiệp KH&CN đưa kết quả nghiên cứu nhanh chóng trở thành hàng hóa trên thị trường. Tính đến nay, CTI đã thúc đẩy sáng ạo thành công 1.600 doanh nghiệp KHCN hoạt động có hiệu quả trên thị trường, thành công của tập đoàn HeiQ chuyên sản xuất vật liệu Nano là một ví dụ.
SHTT là một bộ phận cấu thành trong quá trình biến các kết quả nghiên cứu thành hàng hóa trên thị trường, vì vậy Thụy Sỹ rất quan tâm đến công tác truyền thông về SHTT cho công chúng, tùy từng đối tượng khác nhau đều có nghiên cứu về phương pháp truyền thông phù hợp, sự kết hợp giữa cơ quan nhà nước, nhà sản xuất, người dân và giới truyền thông trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ được phối hợp hiệu quả và chế tài mạnh (Luật hải quan mới của Thụy Sỹ cho phép Hải quan tịch thu hàng giả ngay tại cửa khẩu). Giáo dục cho công chúng về vai trò của SHTT đối với nền kinh tế cũng được tiến hành với cách làm phù hợp với từng đối tượng khác nhau, việc phổ biến các văn bản mới về SHTT thông qua giáo dục trực quan đảm bảo truyền tải thông tin một cách dễ hiểu, dễ nhớ và gần gũi với công chúng.

Đoàn Việt Nam tham gia khóa học về sở hữu trí tuệ tại Thụy Sỹ


Ở Thụy Sỹ, để tạo lập các hình thức truyền thông SHTT hiệu quả tới công chúng, bên cạnh sự tích cực, chủ động cung cấp, phổ biến thông tin từ phía các cơ quan nhà nước thì bản thân giới truyền thông cũng cần phải hiểu về vai trò quan trọng của SHTT và chủ động tạo lập các kênh kết nối, nắm bắt nhu cầu của công chúng để từ đó tạo được các sản phẩm truyền thông đáp ứng được sự quan tâm của xã hội.
Dự án sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thụy Sỹ được đánh giá rất thành công đặc biệt là khóa đào tạo về nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ (SHTT). Những bài học mà đoàn khảo sát đã học được về công tác truyền thông về SHTT của Thụy Sỹ sẽ là những kinh nghiệm rất quý báu giúp cho Việt Nam tiếp cận cũng như cách làm mới cho hoạt động SHTT tại Việt Nam.
Quang Trần
 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner