Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Chủ nhật, 24/11/2024 , 11:29 am
Cập nhật : 20/11/2019 , 09:11(GMT +7)
Tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ từ - nhìn từ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ
Ảnh minh họa (nguồn: internet)
Chương trình đã góp phần thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, từng bước nền móng, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ (SHTT) từ phía các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,…; góp phần khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của ngành KH&CN nói chung, SHTT nói riêng trong đời sống KT-XH.

Đại diện lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) khẳng định, với những nỗ lực của Bộ KH&CN, Cục SHTT, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban ngành và các địa phương, sự quan tâm, tham gia tích cực của các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng, Chương trình nói riêng và hoạt động SHTT nói chung đã trực tiếp góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, dịch chuyển từ mô hình sản xuất đơn lẻ sang sản xuất tập trung, chuyển đổi từ sản phẩm thô sang sản phẩm có bao bì, tem nhãn, thay đổi thói quen của cộng đồng từ việc sản xuất, phát triển sản phẩm tự do thành sản xuất, kinh doanh sản phẩm được kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Việc bảo hộ SHTT cho các sản phẩm đặc thù địa phương còn góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc, tri thức truyền thống, phát huy và tôn vinh giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình bản địa.

Kết quả triển khai Chương trình là một trong những luận cứ khoa học và thực tiễn để Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chiến lược SHTT đến năm 2030 theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019.
 
Có thể nói, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (TSTT), có tính nhân rộng, lan tỏa lớn, việc tổ chức triển khai Chương trình gắn kết chặt chẽ với các chủ trương, quyết sách của các địa phương để phát triển kinh tế, xã hội, trong đó: Tất cả 63 tỉnh thành đều triển khai hoạt động hỗ trợ phát triển TSTT cho các doanh nghiệp, cộng đồng;  Đã huy động được một nguồn lực lớn từ xã hội để đầu tư cho công tác phát triển TSTT. Cụ thể là, có 195 sản phẩm nông nghiệp đặc thù được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), đồng thời, có tới 311 sản phẩm cùng loại được các doanh nghiệp, cộng đồng chủ động bố trí kinh phí, triển khai các hoạt động bảo hộ và khai thác quyền SHTT (từ năm 2016 đến hết tháng 8 năm 2018, Cục SHTT tiếp nhận 406 hồ sơ bảo hộ sơ đăng ký bảo hộ cho các sản phẩm đặc thù địa phương);
 
Bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT đã trở thành một trong các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng được quy định, đề cập, lồng ghép trong nhiều văn bản, Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm nói riêng, như: Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010), Chương trình phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010) và Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014), Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018) và rất nhiều các văn bản ban hành các nhiệm vụ, giải pháp triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và các địa phương trên cả nước.
 
Việc được triển khai đồng bộ, quy mô, tích cực tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy, khi chủ trương, chính sách được ban hành phù hợp với nhu cầu, sát thực tiễn sẽ được hưởng ứng, lan tỏa mạnh mẽ, tập hợp và huy động được sức mạnh từ doanh nghiệp, cộng đồng, xã hội; khẳng định SHTT luôn gắn liền với chính sách phát triển các ngành kinh tế - xã hội, từ công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa đến y tế, giáo dục, môi trường, v.v.. Việc xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình phát triển TSTT nói riêng cũng như chính sách SHTT nói chung cần có sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương cũng như các chủ thể khác trong hệ thống SHTT (các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp…); việc phát triển hoạt động SHTT cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các công đoạn: tạo ra TSTT, xác lập quyền SHTT, bảo vệ quyền SHTT và khai thác, phát triển TSTT (ứng dụng, chuyển giao, thương mại hóa quyền SHTT).
 
Kết quả bảo hộ SHTT cho các đối tượng nói chung và sản phẩm đặc thù mang địa danh nói riêng đã phản ảnh một cách biện chứng, trực diện, sinh động thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, cụ thể: có 66 chỉ dẫn địa lý, 246 nhãn hiệu chứng nhận, 813 nhãn hiệu tập thể được bảo hộ.
 
Tiếp tục thành công của Chương trình sẽ tiếp tục đổi mới cách tiếp cận và phương thức hướng dẫn, xác định nhiệm vu thuộc nhằm đẩy mạnh việc triển khai nội dung phát triển giá trị sản phẩm chủ lực địa phương được bảo hộ, khai thác sáng chế, thương mại hóa TSTT; Tăng cường tính chủ động, tích cực trong quá trình quản lý dự án; chú trọng công tác hướng dẫn lập dự toán và thanh quyết toán dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án, đảm bảo tiến độ dự án; Tập trung hỗ trợ các chủ thể là doanh nghiệp, các nhà sáng chế, các nhóm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong giai đoạn tới.
 
PV

 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner