Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Thứ hai, 25/11/2024 , 03:22 am
Cập nhật : 23/03/2018 , 17:03(GMT +7)
Phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Dệt May Việt Nam
Các đối tác, đơn vị chụp ảnh lưu niệm tại buổi khởi động dự án.
Ngày 23/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức ra mắt dự án “Tăng cường hiệu quả thực thi và khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam”. Dự án này do Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ bắt đầu khởi động và triển khai thực hiện.

Tối đa hóa lợi nhuận và phát triển bền vững

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc khẳng định, tài sản trí tuệ đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đối với doanh nghiệp, giá trị của tài sản trí tuệ ngày càng lớn hơn so với giá trị các tài sản hữu hình khác (điều này được minh chứng qua bảng cân đối tài sản của các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Google, IMB...). Do đó, bảo vệ, khai thác và phát triển tốt tài sản trí tuệ là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận và phát triển bền vững. Đây cũng là một trong những giải pháp cơ bản để phát triển, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Với nỗ lực tận dụng tối đa các cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại để phát triển, có tính đến những đặc thù là thế mạnh của quốc gia, Việt Nam đã đàm phán thành công và ký kết nhiều  Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong các Hiệp định đó, Dệt May được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt là thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc: bảo vệ, khai thác và phát triển tốt tài sản trí tuệ là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết, bên cạnh những cơ hội mà thương mại tự do mang lại, các doanh nghiệp dệt may phải đối diện thường xuyên với nạn hàng nhái, hàng giả tại thị trường trong nước. Các sản phẩm dệt may Việt Nam cũng bị cạnh tranh gay gắt bởi các hàng rào thương mại với các chính sách bảo hộ hàng nội địa của nhiều quốc gia khi xuất khẩu ra nước ngoài.

“ Với cam kết chia sẻ nguồn lực, hợp tác phát triển giữa Bộ KH&CN và Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng như các doanh nghiệp thành viên,  các chuyên gia, Dự án sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, các đơn vị thành viên tham gia Dự án. Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển được những thương hiệu cho các sản phẩm Dệt May không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các thị trường nước ngoài”.

Nâng cao nhận thức, phát triển thương hiệu

Chia sẻ về mục tiêu của Dự án, bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó chánh thanh tra Bộ KH&CN, chủ nhiệm Dự án cho biết, dự án nhằm: Nâng cao nhận thức chung của Vinatex và các doanh nghiệp thành viên về thực thi, xây dựng và phát triển giá trị quyền SHTT; nâng cao năng lực khai thác và phát triển giá trị quyền SHTT đối với một số nhãn hiệu của 5 công ty là Tổng Công ty May 10, Tổng Công ty Đức Giang, Tổng Công ty CP Dệt May Hòa Thọ, Tổng Công ty CP may Việt Tiến, Tông công ty CP Phong Phú; nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT của doanh nghiệp và nhận thức cộng đồng đối với việc người Việt Nam ưu tiên dùng hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Chính phủ, dự án được triển khai trong 2 năm tập trung khảo sát, đánh giá, định giá; phát triển thương hiệu; xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; đào tạo, tập huấn; và truyền thông.

Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh thanh tra Bộ KH&CN phát biểu tại buổi ra mắt dự án

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Vinatex, chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển ngành dệt may Việt Nam. Đó là trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Vinatex - cho biết, “giá trị tài sản cố định của ngành dệt may rất nhỏ, một doanh nghiệp may cỡ vừa vốn cũng chỉ xấp xỉ 100-200 tỷ, công ty dệt lớn như Phong Phú cũng chỉ là 700 tỷ. Toàn bộ giá trị xứng đáng để tính đến và kinh doanh, tức giá trị vô hình của các thương hiệu thì chúng ta chưa có phương pháp chính xác để xác định nó".

Đó là chưa kể, tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp dệt may phải thường xuyên đối diện với nạn hàng nhái, hàng giả. Tại thị trường nước ngoài, các sản phẩm dệt may Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các hàng rào thương mại với các chính sách bảo hộ hàng nội địa của nhiều quốc gia.

Thực tế này yêu cầu Vinatex và các đơn vị thành viên phải có định hướng chiến lược để nâng cao hiệu quả các tài sản trí tuệ; trong đó, xây dựng được những thương hiệu dệt may mạnh, nâng cao và phát triển giá trị của các thương hiệu này và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh được xác định là những vấn đề then chốt.

Bài, ảnh: PV


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner