Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Thứ sáu, 22/11/2024 , 05:57 am
Cập nhật : 26/03/2019 , 15:03(GMT +7)
Khai thác tiềm năng thông tin sáng chế thúc đẩy hoạt động sáng tạo tại viện/trường
Ông Andrew Czajkowski - Giám đốc Phòng tiếp cận thông tin và kiến thức, WIPO phát biểu khai mạc
Ngày 25-26/03, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tra cứu thông tin sáng chế dành cho Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC)”.
“TISC là cổng đi vào kho chứa tri thức công nghệ được tạo ra bởi hệ thống sáng chế”.
 
 
Ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục SHTT đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Mạng lưới TISC của Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học, đồng thời chỉ rõ vai trò quan trọng của Cục SHTT như một trung tâm kết nối, điều phối các hoạt động của Mạng lưới.
 
"Trong năm 2019, Cục SHTT sẽ lập kế hoạch và xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu cho các thành viên mạng lưới để có đủ kỹ năng tra cứu thông tin, tư vấn thủ tục xác lập quyền, thương mại hóa và chuyển giao công nghệ cho các nhà sáng chế trong tổ chức của viện nghiên cứu, trường đại học hoặc doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các viện, trường tăng cường năng lực nội tại trong việc xác lập quyền SHTT và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chú trọng vào việc tăng số lượng sáng chế của Việt Nam cũng như thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa tài sản trí tuệ", ông Phan Ngân Sơn cho biết.

Ông Andrew Czajkowski - Giám đốc Phòng tiếp cận thông tin và kiến thức, WIPO cho rằng các dịch vụ hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả là cần thiết để trợ giúp cho các nhà sáng chế, các nhà nghiên cứu, các doanh nhân, và những cá nhân khác để trích rút các thông tin hữu ích từ các dữ liệu thô và cuối cùng thu được tri thức mà họ cần có để thành công trong môi trường nghiên cứu năng động hiện nay và trong nền kinh tế toàn cầu.
 
"Đó chính là lý do mà WIPO và Cục SHTT đã phối hợp phát triển Mạng lưới TISC quốc gia, để tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sự tiếp cận công nghệ tìm thấy trong các cơ sở dữ liệu sáng chế và khoa học công nghệ khác vì lợi ích của người sử dụng trong nước, đó là các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các nhà sáng chế cá nhân".
 
Hội thảo quốc gia về Tra cứu thông tin sáng chế dành cho Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) do các chuyên gia WIPO trực tiếp trình bày là cơ hội để nâng cao kỹ năng khai thác thông tin sáng chế cho các cán bộ của viện/trường.
 
Đóng góp tích cực để cải thiện Năng lực đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Chính phủ
 
Số lượng sáng chế của người Việt Nam, sự gia tăng số lượng chuyển giao công nghệ và các chỉ số lan tỏa tri thức là những đóng góp tích cực để cải thiện Năng lực đổi mới sáng tạo theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01/NQ-CP và 02/NQ-CP năm 2019. Với nguồn lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam, và với sự hỗ trợ của WIPO cũng như những nỗ lực của Cục SHTT, các chuyên gia WIPO cho rằng Mạng lưới TISC sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường các hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo trên khắp đất nước. 

Mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo (TISC) được thành lập trên cơ sở dự án TISC do WIPO khởi xướng trên phạm vi toàn cầu. Kể từ khi chương trình TISC được triển khai năm 2009 cho đến hết năm 2018, đã có 78 quốc gia, trong đó có 24 quốc gia kém phát triển nhất, đã ký Thỏa thuận với WIPO để phát triển mạng lưới TISC quốc gia. Theo thông tin được cung cấp bởi các điều phối viên TISC quốc gia, 757 TISC đã được thành lập trong giai đoạn này.

Việt Nam là nước tham gia Dự án TISC nêu trên. Cho đến nay, Cục SHTT đã mời được 35 thành viên tham gia mạng lưới TISC của Việt Nam, trong đó có Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và nhiều viện/trường khác trên phạm vi toàn quốc.

Song song với các hoạt động của WIPO, trong giai đoạn 2016-2018 Cục Sở hữu trí tuệ đã triển khai một loạt các hoạt động tập huấn kỹ năng tra cứu thông tin sáng chế phục vụ các hoạt động nghiên cứu, triển khai, xác lập quyền sở hữu trí tuệ; kiến thức kỹ năng về chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu, trường đại học. Trong năm 2019, các hoạt động này sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn nhằm biến các sản phẩm nghiên cứu của các viện nghiên cứu, trường đại học thực sự trở thành tài sản trí tuệ.
 
Trong Hội thảo lần này, đoàn chuyên gia WIPO đã giới thiệu bài bản và chuyên sâu về kỹ năng tra cứu thông tin sáng chế và đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế, với những kinh nghiệm thực tiễn rất quý báu. Trong Chương trình Hội thảo, Cục SHTT đã cung cấp thông tin về Mạng lưới các Trung tâm Hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam cũng như các thủ tục đăng ký sáng chế ở Việt Nam và ra nước ngoài.
 
Bên lề Hội thảo, Cục SHTT đã bố trí các bàn tư vấn về tra cứu thông tin và thủ tục đăng ký sáng chế cho các đại biểu tham dự Hội thảo và các nhà nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hội thảo cũng là một dịp để các cán bộ chuyên trách về SHTT của các viện/trường có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cũng như tạo sự gắn kết trong và ngoài công việc.
 
PV
 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner