Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Thứ năm, 21/11/2024 , 08:38 pm
Cập nhật : 10/05/2022 , 14:05(GMT +7)
Huế: Khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ cho phát triển du lịch
Sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng vai trò bệ đỡ trong chiến lược duy trì, thậm chí nâng cao, lan tỏa danh tiếng, đồng thời được sử dụng như tấm lá chắn giúp bảo vệ danh tiếng có được của một sản phẩm, khu du lịch...

Thời gian qua, Sở KH&CN Huế và các sở, ngành, các địa phương đã từng bước triển khai nội dung phục vụ xây dựng thương hiệu cho đặc sản địa phương, các đặc sản trên địa bàn có điều kiện phát triển như đăng ký về nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể (NHTT), nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho các sản phẩm đặc sản, làng nghề địa phương. Đơn cử như CDĐL nón lá Huế, dầu tràm Huế, NHCN "Bún bò Huế", NHTT cho sản phẩm dệt Zèng huyện A Lưới, NHTT Áo dài Huế, NHTT "Sen Huế", NHCN "Huế - Kinh đô ẩm thực", NHCN cho điểm đến du lịch "Chợ quê Cầu ngói Thanh Toàn", NHCN "Hương xưa làng cổ Phước Tích"...

Tuy nhiên, việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển TSTT cho các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới chủ yếu ở bước xác lập, tạo dựng. Một số sản phẩm đặc sản tuy được xây dựng thương hiệu nhưng việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường còn nhiều khó khăn.
 
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, khái niệm sở hữu trí tuệ xuất hiện trong chiến lược của ngành du lịch có vẻ xa lạ, nhưng nó đang trở thành yếu tố quan trọng đối với ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch. Một sản phẩm du lịch hay một địa điểm du lịch muốn phát triển không chỉ cần thị trường biết đến, mà quan trọng hơn cần giữ chân du khách bằng sự tín nhiệm. Sự tín nhiệm đó chỉ có thể được duy trì nhờ vào hệ thống tiêu chí chất lượng và kiểm soát chất lượng của mỗi loại tài sản trí tuệ.
 
Có thể thấy, các thương hiệu du lịch hiện nay chủ yếu được bảo hộ sở hữu trí tuệ cho một biểu tượng chung của khu vực địa lý và chưa được quản lý, khai thác như một dạng tài sản công để phát huy giá trị kinh tế. Nhiều địa phương sau khi tạo lập tài sản trí tuệ đã không quản lý, khai thác hiệu quả cho phát triển kinh tế-xã hội, thậm chí không ít tài sản trí tuệ bị lãng quên. Như ở Thừa Thiên Huế, một số sản phẩm đặc sản đã được xây dựng thương hiệu, nhưng việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn như nón lá Huế, hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích...
 
Du lịch là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc gia. Khai thác tài sản trí tuệ để phát triển du lịch như Thừa Thiên Huế là hướng đi mới, vừa khơi dậy những tiềm năng giá trị tài sản trí tuệ của địa phương, vừa để phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững. Trong Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 về “Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”, với quan điểm “Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” theo hướng “bền vững, chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả”, trong đó “bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh du lịch” trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được triển khai.
 
Nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng cần nghiên cứu mô hình khai thác phù hợp, xác định trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các tài sản trí tuệ là cơ quan quản lý, chủ sở hữu tài sản trí tuệ hay xã hội hóa. Xây dựng các thể chế, chính sách để tác động đến khai thác tài sản trí tuệ địa phương cho phát triển du lịch.
 
Cần có một quy trình khai thác thống nhất, nhưng có tính đến đặc thù vùng miền. Bên cạnh việc bảo hộ, quản lý tài sản trí tuệ là tài nguyên phát triển du lịch ở các địa phương, cần xây dựng một số sản phẩm, dịch vụ với nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu liên kết cho các sản phẩm giống nhau ở các địa phương trong cùng một vùng nhằm tạo cho sản phẩm, dịch vụ có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao.
 
Cần tăng cường giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ đã được xây dựng dưới hình thức chỉ dẫn địa lý hay nhãn hiệu tới thị trường trong và ngoài nước gắn với kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch địa phương, quốc gia.
 
Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, việc xác định đối tượng quyền SHTT tương ứng với mỗi loại TSTT của từng địa phương rất quan trọng, nhằm thiết lập cơ chế xác lập, khai thác, thực thi quyền SHTT để phục vụ xây dựng mô hình quản lý và phát triển. Các đối tượng quyền SHTT áp dụng trong ngành du lịch chính là: nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý mà các địa phương, doanh nghiệp đã và đang manh nha thực hiện.
 
Để "khơi dậy" những tiềm năng giá trị TSTT của địa phương gắn với phát triển du lịch, cần nghiên cứu, tìm những điểm đặc trưng, những thế mạnh được tạo ra từ hoạt động đổi mới sáng tạo của tỉnh; tạo mối liên kết chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và con người của tỉnh. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao giá trị thương hiệu, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch của tỉnh.
 
Để đẩy mạnh quản lý và khai thác TSTT trong phát triển du lịch, rằng các doanh nghiệp, công ty lữ hành, nhà khoa học, các đơn vị, tổ chức liên quan cần đầu tư và phát triển nguồn tài nguyên du lịch dưới góc độ SHTT như: khai thác giá trị của các đối tượng quyền SHTT; đồng thời khai thác các yếu tố khác như: hệ thống thiết kế mỹ thuật, quyền tác giả, tác phẩm kiến trúc, mỹ thuật ứng dụng… nhằm định hình về sự khác biệt, tính độc đáo và tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho phát triển du lịch của tỉnh.
 
Một sản phẩm du lịch hay một địa điểm du lịch muốn phát triển trước hết cần phải được thị trường biết đến. Nhưng quan trọng hơn cả là phải được thị trường tín nhiệm. Để được tín nhiệm thì phải chứng minh được "danh tiếng, chất lượng" và khả năng gìn giữ bảo đảm về danh tiếng và chất lượng đó.
 
PV

 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner