Hiện 63/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của địa phương mình.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện từ năm 2005. Đến nay, Chương trình đã triển khai qua 3 giai đoạn (2006-2010, 2011-2015, 2016-2020). Từ những kết quả đã đạt được và sự ghi nhận, đánh giá cao về hiệu quả của Chương trình, ngày 24-12-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
Mục tiêu chung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (Chương trình) là đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để đạt được mục tiêu nêu trên, Chương trình bao gồm các nội dung: Tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ; Thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước; Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; Thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
Hiện 63/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của địa phương mình.
Chương trình Hỗ trợ đắc lực cho các nhà khoa học đăng ký và khai thác sáng chế; tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương; hỗ trợ bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm một cách phù hợp và hiệu quả trong Chương trình OCOP, Chương trình thương hiệu quốc gia và các Chương trình phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm quốc gia như gạo, cá tra, v.v. 02 sản phẩm thiều Lục Ngạn và Thanh Long Bình Thuận được đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở đường cho việc tăng cường bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng.
Việc phát triển tài sản trí tuệ được xác định trọng tâm gắn với hoạt động của doanh nghiệp.viện nghiên cứu, trường đại học. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Cục tích cực triển khai Dự án Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo nhằm xây dựng Mạng lưới các Trung tâm Hỗ trợ Công nghệ và đổi mới sáng tạo với sự tham gia của trên 60 thành viên đến từ các viện, trường, doanh nghiệp của Việt Nam với kỳ vọng hỗ trợ gia tăng số lượng sáng chế được tạo ra đồng thời đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ.
PV