Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, trong năm 2019, Chương trình đã hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý và công tác kiểm soát nguồn gốc, quản lý chất lượng và khai thác, phát triển quyền sở hữu trí tuệ sau khi được bảo hộ cho 20 sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương trong cả nước như cam Cao Phong, gạo Điện Biên, gạo Séng Cù...
Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục phối hợp với một số cơ quan, đặc biệt là các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các địa phương, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
Thực trạng bảo hộ sở hữu trí tuệ
Tính đến cuối tháng 7/2020, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể được bảo hộ là 1.649 văn bằng và 82 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó có 76 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam. Trong tổng số 76 chỉ đẫn địa lý của Việt Nam được bảo hộ, có: 19 địa danh cấp tỉnh, điển hình như: Bình Thuận (quả thanh long), Lạng Sơn (hoa hồi), Ninh Thuận (quả nho), Hưng Yên (quả nhãn lồng), Bến Tre (quả dừa xiêm), Bình Phước (hạt điều)...; 48 địa danh cấp huyện và tương đương, điển hình như: Cao Phong (quả cam), Buôn Ma Thuột (cafe), Phú Quốc (nước mắm), Lục Ngạn (quả vải thiều), Huế (nón lá), Hạ Long (chả mực)…; 9 địa danh cấp xã và tương đương.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nhằm đảm bảo danh tiếng và chất lượng đặc thù của sản phẩm chỉ được hình thành trong tiểu vùng địa lý, khí hậu, văn hóa nhất định. Thực tế, các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý chủ yếu là sản phẩm trái cây, rau củ... cho thấy sản phẩm mới chỉ dừng lại ở sản phẩm thô và nguyên liệu, ít sản phẩm chế biến sâu hình thành chuỗi giá trị. Đặc biệt, Việt Nam là nước có sản lượng, giá trị khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản phát triển, nhiều tiềm năng nhưng rất ít sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, điều này cho thấy những địa phương nuôi trồng, chế biến chưa ở quy mô lớn, quy mô công nghiệp, theo tiêu chuẩn, sử dụng công nghệ cao mà chỉ dừng lại ở việc nuôi đại trà.
Tại các địa phương, các cấp, ngành, người dân và doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ cũng như không ngừng đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ để cải thiện nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiên để nâng cao chất lượng sản phẩm của địa phương nhằm giữ vững chất lượng sản phẩm để tham gia cuộc chơi chung, đưa sản phẩm vươn ra các địa phương trong cả nước cũng như hướng đến đẩy mạnh xuất khẩu.
Thời gian qua, một số hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cục Sở hữu trí tuệ nhận được không thể hiện rõ hoặc không có các tiêu chí như sử dụng địa danh hành chính mới để đăng ký mà không phải là tên gọi truyền thống nên việc bảo hộ cần lựa chọn dấu hiệu đã được thị trường chấp nhận và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng, tránh sử dụng địa danh mới, dấu hiệu mới để đăng ký bảo hộ.
Giải pháp nâng cao hiệu quả tài sản trí tuệ
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý hiện nay chủ yếu là sản phẩm thô, nguyên liệu, chưa phải sản phẩm chế biến như: Cafe hạt (cafe Buôn Ma Thuột), vỏ quế (quế Trà My, quế Văn Yên)... Vì vậy, các địa phương, doanh nghiệp cần tăng cường bảo hộ sản phẩm chế biến để giá trị, sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt vươn ra thị trường khu vực và trên thế giới.
Để nâng cao hiệu quả tài sản trí tuệ cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống, các cơ quan, ban, ngành, người dân và doanh nghiệp, hướng tới thực hiện các giải pháp tổng thể từ quy hoạch đến chính sách, giống, kiểm soát, ứng dụng công nghệ, thị trường, liên kết... Đặc biệt, các địa phương phải kiên quyết, chủ động xử lý xâm phạm quyền tránh hiện tượng lợi dụng uy tín dấu hiệu địa danh, xâm phạm quyền về chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền để người tiêu dùng biết, sử dụng đúng sản phẩm để góp phần nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm được bảo hộ.
Tinh dầu quế, một sản phẩm nổi tiếng được làm từ quế Trà My.
Cần đẩy mạnh phát triển giá trị sản phẩm được bảo hộ, trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ mong muốn nhận được các đề xuất mô hình phát triển giá trị sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ để hỗ trợ, phổ biến, nhân rộng. Tuy nhiên, đến nay, đề xuất từ các địa phương vẫn theo "mô hình" cũ, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã tổ chức các hội thảo, chủ động làm việc với các chuyên gia sở hữu trí tuệ và thương mại để có thể đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Triển khai Chiến lược quốc gia, Cục Sở hữu trí tuệ đang tham mưu cho Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2021-2030 nhằm đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Cục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ; thúc đẩy và nâng cao hiệu quả bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; xây dựng ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tiến tới hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.
Các địa phương cần tăng cường hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ trong nước, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng cho các sản phẩm được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; bảo hộ ra nước ngoài cho các sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực; hỗ trợ liên kết sản xuất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương đư
Những Cơ chế chính sách góp phần bảo hộ, phát triển TSTT đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương:
1.1 Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 được phê duyệt theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2020 với quan điểm “Phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội’’
1.2 Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 của Chính phủ về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững đặt ra yêu cầu ‘‘Tăng cường hỗ trợ bảo hộ SHTT ở trong nước và ngoài nước cho các sản phẩn nông nghiệp chủ lực, đặc thù; thúc đẩy xây dựng và phát triển thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, tài sản trí tuệ cho các sản phẩm được bảo hộ’’.
1.3 Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020. Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Khoa học và Công nghệ: Hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP”
1.4 Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được phê duyệt theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ: quy định các nội dung liên quan đến hỗ trợ sản phẩm nông nghiệp và doanh nghiệp, người dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
|
PV