Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Thứ sáu, 22/11/2024 , 11:06 am
Cập nhật : 11/11/2018 , 15:11(GMT +7)
Chương trình 68 giai đoạn 3: Ưu tiên, hỗ trợ kinh phí cho các sản phẩm bảo hộ tại nước ngoài
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Cao Bằng” cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc sào
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14-6-2016 đang được Cục SHTT tích cực tổ chức triển khai và đạt được những kêt quả tích cực.

Đặc biệt, trong khuôn khổ của Chương trình, Cục sẽ ưu tiên hỗ trợ về mặt chuyên môn và nguồn kinh phí để hỗ trợ bảo hộ cho các sản phẩm đăng ký bảo hộ tại các thị trường nước ngoài truyền thống và tiềm năng.

Phù hợp với xu hướng phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập 
 
Sản vật địa phương của Việt Nam có thể nói là rất dồi dào. Mỗi tỉnh, địa phương đều có hàng chục sản phẩm đặc trưng, có chất lượng cao được kết tinh từ yếu tố tự nhiên và con người, cũng như mang đậm tính văn hóa truyền thống của chính địa phương đó. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc xây dựng quyền SHTT vẫn có diễn ra khá chậm, cụ thể là đến nay mới có 63 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Ông có bình luận gì về ý kiến nêu trên, Cục SHTT có giải pháp nào để gia tăng con số này?
 
Phó Cục trưởng Cục SHTT Phan Ngân Sơn: Có thể nói, kinh nghiệm sử dụng, đưa SHTT trở thành một công cụ để phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam còn khá hạn chế so với các nước trên thế giới. Điều này có thể giải thích SHTT là kết quả, thước đo của nền khoa học công nghệ của mỗi quốc gia. SHTT thường gắn liền với các hoạt động sản xuất và thương mại phát triển sôi động.
 
 
Cục truởng Cục Sở hữu trí tuệ Đinh Hữu Phí trao Văn bằng chỉ dẫn địa lý Hồng không hạt Quản Bạ cho lãnh đạo UBND Quản Bạ
 
Công tác bảo hộ SHTT nói chung và bảo hộ SHTT cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã được quan tâm. Tuy nhiên, sự quan tâm và đẩy mạnh hoạt động này chủ yếu diễn ra tại các doanh nghiệp, trong khi việc bảo hộ SHTT cho các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm của cộng đồng vẫn còn một số hạn chế, một số nguyên nhân có thể kể đến là:
 
Các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn được sản xuất, kinh doanh ở quy mô nhỏ, tự phát, nhiều nơi chưa có tổ chức tập thể đứng ra đại diện cho cộng đồng để bảo vệ quyền lợi, trong đó có việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ;
 
Đăng ký bảo hộ SHTT cho các sản phẩm nông nghiêp của địa phương đòi hỏi phải có nguồn lực nhất định, trong khi việc huy động nguồn lực từ cộng động là không dễ dàng;
Thói quen sản xuất và kinh doanh sản phẩm ở dạng thô, không qua chế biến, không có bao bì nhãn mác cho sản phẩm.
 
Để giải quyết các tồn tại nêu trên, thời gian qua, chúng ta đã có nhiều giải pháp, cơ chế để hỗ trợ cộng đồng bảo hộ SHTT cho các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có Chương trình phát triển tài sản trí tuệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành và các Chương trình phát triển thương hiệu sản phẩm của các địa phương.
 
Cũng cần nói thêm rằng, Việt Nam là một nước nông nghiệp, với đặc thù về điều kiện tự nhiên, sự đa dạng về văn hóa, dân tộc vùng miền dẫn đến chúng ta có rất nhiều sản phẩm đặc sản, bao gồm cả các sản phẩm nông sản, thực phẩm và cả sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. 
 
Con số 63 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý mới chỉ xét trên khía cạnh về một đối tượng bảo hộ SHTT. Đối với các sản phẩm đặc sản, giải pháp đăng ký bảo hộ SHTT thường gắn với dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc về địa lý, nơi sản xuất sản phẩm đó. Vì thế ngoài chỉ dẫn địa lý, Việt Nam còn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể để đăng ký cho các đặc sản địa phương, đặc biệt là các sản phẩm chưa đủ điều kiện để xây dựng chỉ dẫn địa lý. 
 
 
Bộ truởng Chu Ngọc Anh thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm Hồng không hạt Quản Bạ đuợc Chỉ dẫn địa lý.
 
Hiện Việt Nam đã bảo hộ gần 1000 nhãn hiệu tập thể và hơn 253 nhãn hiệu chứng nhận, đa phần các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận này là các đặc sản của các địa phương.
 
Như vậy, có thể nói rằng công tác đăng ký bảo hộ SHTT của các địa phương hiện nay là khá tốt, phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp, người sản xuất và xu hướng phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Xin ông cho biết Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020  (giai đoạn 3) đã đạt được những kết quả như thế nào?
 
Phó Cục trưởng Cục SHTT Phan Ngân Sơn: Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14-6-2016 và Chương trình đang được Cục SHTT tích cực tổ chức triển khai và đạt được những kêt quả tích cực. Tính đến hết năm 2017, Chương trình đã phê duyệt cho Trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh và Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội đào tạo chuyên sâu về SHTT cho khoảng 1000 cá nhân, hỗ trợ quản trị tài sản trí tuệ và thực thi quyền SHTT cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiêp hội da giày Việt Nam;
 
Chương trình cũng đã phối hợp với VTV2 Đài truyền hình Việt Nam, truyền hình thông tấn, báo Diễn đàn doanh nghiệp và một số cơ quan truyền thông khác để tuyên truyền về SHTT; phối hợp với Câu lạc bộ SHTT Đại học Ngoại thương để nâng cao nhận thức và hướng dẫn cộng đồng sinh viên Việt Nam sử dụng SHTT trong hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thông qua mạng truyền thông lan tỏa.
Cục SHTT cũng đang tiến hành các thủ tục hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản; đã và đang hoàn thiện các thủ tục hỗ trợ áp dụng 16 sáng chế của người Việt Nam.
 
Bảo hộ lẫn nhau cho các sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và các nước
 
Gần đây, một số sản phẩm của Việt Nam đã nhận được sự bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài, ví dụ như Cà phê Buôn Ma Thuột được bảo hộ ở Hoa Kỳ; chè Thái Nguyên được bảo hộ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), Chè Shan Tuyết Mộc Châu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Thái Lan. Xin ông cho biết Cục SHTT có những cơ chế chính sách gì để hỗ trợ thêm việc đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các nông sản ra nước ngoài?
 
Phó Cục trưởng Cục SHTT Phan Ngân Sơn: Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, có danh tiếng của Việt Nam, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm tại các thị trường nước ngoài là rất cần thiết.
 
Cục SHTT đã và đang có nhiều hoạt động, giải pháp để hỗ trợ cho việc đăng ký bảo hộ SHTT cho các sản phẩm nông sản ra nước ngoài, cụ thể là:
 
Cục SHTT đã trao đổi, làm việc với các cơ quan SHTT các nước cung cấp danh mục các sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam để cơ quan SHTT các nước có thông tin, số liệu làm bằng chứng để ngăn chặn hành vi xâm phạm có thể xảy ra khi các sản phẩm có danh tiếng của Việt Nam bị các tổ chức, cá nhân khác đăng ký bảo hộ;
 
 
Sản phẩm cam Cao Phong tại Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất
 
Thực hiện việc bảo hộ lẫn nhau cho các sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và các nước trong khuôn khổ các hiệp định song phương và đa phương. Cục đã xây dựng kế hoạch và ký các văn bản hợp tác với EU và các nước như Nhật Bản, Thái Lan… để thúc đẩy việc đăng ký, bảo hộ lẫn nhau cho các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Trên cơ sở đó, Cục có các hoạt động nhằm hỗ trợ các địa phương xây dựng hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý sang các nước. Cụ thể, Cục SHTT cũng đã đề xuất bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại 28 nước Châu Âu trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Hiện nay Cục đang lựa chọn 3 chỉ dẫn địa lý để hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký sang Nhật Bản theo kế hoạch hợp tác về chỉ dẫn địa lý giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Nông, Lâm và nghề cá Nhật Bản.
 
Trong khuôn khổ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ do Thủ tướng chính phủ phê duyệt mà Cục SHTT được giao tổ chức triển khai, Cục SHTT sẽ ưu tiên hỗ trợ về mặt chuyên môn và nguồn kinh phí để hỗ trợ bảo hộ cho các sản phẩm đăng ký bảo hộ tại các thị trường nước ngoài truyền thống và tiềm năng.
 
Xin cảm ơn ông!
 
Bài, ảnh: PV
 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner