Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Sở hữu trí tuệ Thứ bảy, 23/11/2024 , 12:31 pm
Cập nhật : 08/11/2011 , 13:11(GMT +7)
Bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam: cần nỗ lực nhiều bên
Việc thương hiệu caphe Buôn Mê Thuôt bị mất thương hiệu tại thế giới gây thiệt hại lớn cho nông dân
Để bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam không chỉ đơn thuần người nông dân, một tổ chức hay một doanh nghiệp mà cần có sự tham gia của rất nhiều thành phần, trong đó không thể thiếu vai trò của Nhà nước. Đây là khẳng định của nhiều đại biểu tại hội thảo: “Các nhà khoa học với việc bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam” do Liên hiệp hội các Hội KH&KT Việt Nam (Vusta), CLB báo chí Vusta và CLB nhà báo KH&CN tổ chức ngày 8/11.

TS Trần Việt Hùng, Phó chủ tịch Vusta cho biết, Việt Nam đang nỗ lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu của nông sản Việt Nam không chỉ cho việc xuất khẩu sang các thị trường khác mà còn cho cả ngay thị trường trong nước. Từ một nước phải nhập khẩu gạo nước ngoài để cứu đói thì giờ đây Việt Nam đã xuất khẩu gạo, chè, càphê, hồ tiêu, tôm, cá với sản lượng lớn nhất nhì trên thế giới. Đây thực sự là một thành tích đáng kể của ngành nông nghiệp Việt Nam và của người nông dân Việt Nam.

Tuy nhiên, sản lượng nông sản Việt Nam tuy lớn nhưng lại gặp khó khăn khi tiếp cận đến người tiêu dùng nước ngoài và thậm chí cả người trong nước. Dường như không mấy ai quan tâm rằng thương hiệu nông sản Việt Nam lại đang bị “tấn công” mãnh liệt ngay khi chưa được hình thành. Sự tấn công này nguy hiểm cho nhiều đối tượng, như nông sản và người tiêu dùng nông sản.

Đã có nhiều bài học nhãn tiền về việc mất thương hiệu như gần đây nhất là vụ thương hiệu caphe Buôn Mê Thuột, ….

Toàn cảnh hội thảo "Các nhà khoa học với việc bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam" ngày 8/11

Ông Nguyễn Ngọc Loãn, Phó chủ tịch huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, thương hiệu vải Thanh Hà đã được quan tâm đăng ký nhãn hiệu xuất xứ hàng hoá. Chính quyền ở đây cũng đã thành lập hẳn hiệp hội vải Thanh Hà và xúc tiến bán hàng sang Trung Quốc nhưng không hiệu quả bởi tính đặc thù của sản phẩm này là nhanh chín, chóng hỏng. Thậm chí, hiện nay, ngay tại Thanh Hà cũng đã xuất hiện vải nhái nên gần như việc ngăn chặn xâm hại thương hiệu không đạt mấy kết quả. Chính vì vậy, ông Loãn kiến nghị, cần có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho thương hiệu nông sản nổi tiếng này.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Bảy, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) nhấn mạnh. việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là cần thiết nhưng việc làm sao để thương hiệu đứng vững và phát huy hiệu quả kinh tế xã hội mới quan trọng hơn. “Đừng đăng ký bảo hộ theo phong trào”- ông Bảy nhấn mạnh.

Kết luận tại hội thảo, TS Trần Việt Hùng khẳng định, cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng mới đảm bảo duy trì và đứng vững của một thương hiệu. Bên cạnh đó, cần nâng cao truyền thông cho người dân và cả cấp quản lý để xã hội hiểu hơn về vai trò, tác dụng của việc đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý… Ông cũng đề xuất, Vusta sẽ thành lập Văn phòng tư vấn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

Tin và ảnh: Minh Châu


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner