Chiều ngày 25/01, tại Hà Nội, Cục Năng lượng Nguyên tử (VAEA) và Viện Năng lượng hạt nhân quốc tế (I2EN) đã ký Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) nhằm thiết lập khuôn khổ hợp tác giữa Hai Bên về đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Từ ngày 15-16/01, tại Ninh Bình, Cục Năng lượng nguyên tử đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình tổ chức Hội thảo công tác thông tin, tuyên truyền phát triển điện hạt nhân. Hội thảo nằm trong khuôn khổ triển khai Đề án Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 28/12/2013.
Việt Nam là thành viên của Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) và thường xuyên được cung cấp các dữ liệu toàn cầu của Tổ chức này về kiểm soát hoạt động thử vũ khí hạt nhân trên toàn cầu. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân là đầu mối quốc gia của Tổ chức này và quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia của Việt Nam đối với Tổ chức này.
Trong những ngày vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa nhiều về sự cố mất nguồn phóng xạ Cs-137 tại Công ty Cổ phần xi măng Bắc Kạn DATC tại Suối Viền, phường Xuất Hóa, Thành phố Bắc Kạn trong quá trình lưu giữ tại kho cho dù được xác định không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người, song vẫn khiến người dân lo ngại về việc quản lý các nguồn phóng xạ hiện nay.
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cho biết, nguồn phóng xạ bị mất là nguồn Cs-137, do Trung Quốc sản xuất có hoạt độ 4,5 mCi. Cs-137 được sử dụng để đo mức nhằm điều khiển tự động xả Clinker trong nhà máy xi măng của Công ty Cổ phần xi măng Bắc Kạn DATC, có địa chỉ tại Suối Viền, phường Xuất Hóa, Thành phố Bắc Kạn.
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2015 và triển khai Đề án “Thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến năm 2020”, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Năng lượng nguyên tử tổ chức “Hội thảo về truyền thông điện hạt nhân” vào ngày 4/12 tới tại TP. Hồ Chí Minh.
Nếu làm đúng, bài bản và sát với những vấn đề của thực tiễn thì chỉ sau 10 đến 12 năm, Việt Nam sẽ có khoảng 30 đến 40 chuyên gia hàng đầu đảm trách nhiệm vụ nghiên cứu triển khai phục vụ chương trình phát triển điện hạt nhân.
Từ ngày 12-14/11, tại Ninh Thuận diễn ra hội thảo - trưng bày phát triển điện hạt nhân do Cục Năng lượng nguyên tử phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga và Diễn đàn Công nghiệp nguyên tử Nhật Bản tổ chức.
Từ ngày 10-11/11, tại Ninh Thuận, trong khuôn khổ dự án hợp tác kỹ thuật VIE 2010, phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân - Pha 2, Cục Năng lượng nguyên tử phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Sở KH&CN Ninh Thuận tổ chức Hội thảo Phát triển thông tin và truyền thông điện hạt nhân.
Bước sang những năm 2000 năng lượng nguyên tử ngày càng được ứng dụng rộng rãi và có đóng góp quan trọng ở nhiều quốc gia. Năm 1997 quy mô kinh tế của ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Mỹ đạt khoảng 158 tỷ USD trong đó điện hạt nhân chiếm khoảng 25% và ứng dụng bức xạ chiếm khoảng 75%.
Mới đây, tại Hà Nội, Cục Năng lượng nguyên tử (NLNT) đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Công ty Năng lượng hạt nhân GE Hitachi. Lễ ký kết có sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Susan M. Sutton.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đến năm 2020 phục vụ phát triển điện hạt nhân vừa được Chính phủ phê duyệt.