5 năm qua, gần 700 lượt doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hỗ trợ kinh phí triển khai nhiều nội dung, chương trình, dự án; nhờ đó đã giúp hoạt động KH&CN ở Hải Phòng đạt hiệu quả cao, thiết thực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi nghiên cứu để chọn tạo ra các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi với các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, xây dựng các qui trình kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2011-2015, Viện Lúa ĐBSCL đặt mục tiêu nỗ lực phấn đấu trở thành Trung tâm nghiên cứu Lúa đạt trình độ tiên tiến trong Khu vực.
Sau hơn 2 năm “nhập cư” vào Tây Bắc, những cây Cao su đến từ miền Nam xa xôi đã phủ một màu xanh bạt ngàn trên khắp các triền núi, sườn đồi các huyện Mường La, Sìn Hồ, Phong Thổ Điện Biên… Hứa hẹn mở ra cơ hội xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc ở nơi đây.
Là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua Sơn La đã chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Nhờ đó tỉnh miền núi phía Bắc này đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Trung tâm ƯDTBKH&CN) – Sở KH&CN Bắc Kạn đã tiến hành lắp đặt thiết bị máy móc của xưởng sản xuất sơ chế khoai môn với công suất 200 đến 400kg khoai môn/ngày.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT), hiện nay vùng Tây Bắc đã sản xuất một số loại nông sản chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng sản lượng của cả nước như: chè chiếm 70%, cây ăn quả chiếm 80%...
Bắc Ninh coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn, Tỉnh Bình Dương đã và đang tập trung đáp ứng những yêu cầu về chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Theo thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh hiện có 12 giải pháp và công trình đoạt giải từ cuộc thi Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ và Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc . Trong số đó, có hơn 50% giải pháp khoa học được ứng dụng vào thực tế sản xuất, góp phần vào việc đổi mới công nghệ sản xuất, làm gia tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tại các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN) trong nhiều năm qua đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tại các địa phương.
Dự án đổi mới sáng tạo (Innovation Partnership Programme - IPP) tại Hải Phòng vừa chính thức được khởi động tại buổi làm việc giữa Lãnh đạo Sở KH&CN Hải phòng và ông Hannu Kokko - Cố vấn Trưởng Dự án IPP cùng đoàn công tác của Bộ KH&CN.
Được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), ngày 28/10 và 29/10/2010, tại tỉnh Bình Dương, Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ (SATI) phối hợp với Sở KH&CN Bình Dương tổ chức Hội thảo toàn quốc Giám đốc các Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ (UDTB) KH&CN địa phương lần thứ III. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Huỳnh Văn Nhị, đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ KH&CN, lãnh đạo các Sở KH&CN và Trung tâm UDTB KH&CN địa phương trong cả nước.
Ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào địa bàn nông thôn, miền núi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Nhà nước hiện nay. Đưa khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất và đời sống ở nông thôn được coi là khâu đột phá quan trọng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đối với địa bàn nông thôn miền núi.